Anh Trai
Anh Trai
#Bài viết thay lời muốn nói cho Cu Độ
Ngày
còn nhỏ, mỗi lần nhắc tới anh, tôi chau
mày, cau có, chẳng ưa vì anh dữ dằn, lười làm
việc
nhà, suốt ngày chỉ có học với đi học. Có lẽ, cả thanh xuân của anh chỉ biết học, ngoài ra chẳng biết thứ gì. Tôi học không giỏi, mỗi tối bảo anh chỉ bài, ý rằng khóc ướt hết cả cuốn tập vì anh hay gõ đầu và
chê “ngu”. Hôm nào bố mẹ đi vắng, ở nhà học bài với anh là ý rằng chỉ biết chịu đựng, nước mắt thành suối.
Nhưng công nhận, anh học giỏi thật. Trước đây, nhìn vào nhà đâu đâu cũng thấy bằng khen của anh. Vì học giỏi, nên anh được bố mẹ, ông bà, họ hàng, bạn bè quý mến. Trừ tôi và cũng có thể mấy đứa em
sau tôi nữa. Ngày hai bữa, anh lọc cọc đạp xe
tới trường, tối về học bài tới khuya. Nhiều hôm bố mẹ bắt đi ngủ, anh mới chịu tắt đèn chứ không bàn học là giường ngủ của anh. Chắc lẽ, anh ý thức rõ chỉ có con chữ, cái học mới mang lại cho anh một tương
lai tốt hơn và giúp gia đình bớt nghèo, nên anh
dành tất cả cho việc học.
Rồi anh vào Đại học, tiếng thở dài của bố mẹ mỗi đêm càng não nề. Tôi biết, anh cũng chật vật trong suốt thời gian sinh viên,
nhưng tôi thương bố mẹ hơn thương
anh. Vụ mùa, cả gia đình hì hục dầm sương, đội nắng, đội mưa chỉ mong có thêm thóc,
thêm cơm để ấm cái bụng. Ấy thế, có bao nhiêu
thóc, mẹ bán hết, gom tiền cho anh, cho chị ăn học nơi xa. Rồi đàn lợn mới bán, mấy đứa em
hí hửng có cái áo mới, chiếc cặp đẹp
xúng xính đi học, khoe xóm làng, hay được mẹ mua cho cân thịt để đãi cả nhà. Không, mẹ lại chắt góp, gom hết cho anh, cho chị để kịp năm học mới. Nhà có gì quý,
gì làm ra tiền, bố mẹ gán tên anh, tên
chị lên
cả. Thật, nhỏ chẳng biết nhiều, chỉ biết giận, biết ghét vì tưởng bố mẹ thương
anh chị hơn mình.
Sau 4
năm miệt mài trên giảng đường, tưởng ra
trường
anh tìm việc làm phụ bố mẹ và đỡ đần mấy đứa em.
Không! Anh gác tấm bằng cư nhân Anh Văn mà nhiều người mơ ước có được vào
rương, rồi vào Sài Gòn đi tu. Lúc đó, tôi chẳng hiểu đi tu có gì hay ho mà khiến anh dám đánh đổi cả tuổi trẻ, sự nghiệp, hoài bão, thậm chí là cả một tương
lai với nhiều hứa hẹn để làm
một ông
thầy tu
tối
ngày đọc kinh, cầu nguyện. Thật sự chẳng hiểu nỗi!
Thời gian trôi, tôi cũng vào Sài Gòn đi học. Cứ nghĩ rằng, mình có anh, có
chị
trong Sài Gòn thì còn gì phải lo, phải nghĩ nơi ăn, chốn ngủ, tiền bạc. Nhưng vào rồi mới ngỡ, mới sáng mắt, mới thấm thiết câu nói “ếch ngồi đáy giếng” là thế nào. Một thằng nhóc mười tám
tuổi
mang đầy mộng mơ vào Sài Gòn, chưa kịp tung cánh đã bị đè bẹp bởi nỗi lo cơm áo, gạo tiền. Nhưng tôi vẫn may mắn vì có anh trai chăm sóc, hướng dẫn những ngày đầu mới vào Sài Gòn. Anh đã một thân một mình đưa đón, tìm nơi trọ, mua sắm cái này cái nọ, dặn dò, khuyên nhủ, lúc đó tôi nhận ra, anh trai quan
trọng biết nhường
nào nơi mảnh đất Sài
Thành.
4 năm Đại học, anh luôn đứng
sau hỗ trợ, chăm sóc và giúp đỡ tôi
hết
lòng. Nơi đất khách, anh là bố, là mẹ, là tấm gương để tôi
phấn đấu và
dựa dẫm, là người tôi
tìm được bình yên sau những khủng hoảng, nỗi nhớ nhà, những buồn phiền, chán nản. Thật ra, tôi với anh cũng chẳng nói chuyện nhiều với nhau, nhưng khi tôi cần, anh luôn có mặt và tận tâm giúp đỡ. Rồi không những tôi, Cu Kết, Bé Ngọc cũng vào Sài Gòn đi học. Một Cu Độ cũng đã khiến anh bao lần mệt mỏi, giờ đây cả ba đứa em
cùng một lúc nương nhờ anh. Nhưng ba đứa em
không nương anh thì biết nương ai
bây giờ.
Chắc chắn, từ khi mấy đứa em
vào Sài Gòn, anh chưa một lần sống cho riêng mình,
chú tâm hoàn toàn cho con đường anh đã chọn. Đã bao lần anh thao thức, trăn trở, rồi nước mắt ngắn, nước mắt dài cũng đã rơi vì thương
gia đình,
thương mấy đứa em.
Thế nên,
con đường anh đi đã gập ghềnh, giờ càng gập ghềnh và chao nghiêng
hơn.
Nhưng giờ đây, mấy đứa em đã đủ lớn, đủ khôn
để tự chăm sóc cho mình và quan tâm những đứa em
sau. Thế nên, cũng đã đến lúc,
anh nên dành nhiều thời gian cho bản thân mình. Có thể khi tôi nói những lời này, anh sẽ cười và
tự bảo: “Chắc được
ah?” Nhưng thật sự, những gì tôi đang trải nghiệm cũng là những gì anh đã đi và đang đi. Những gì tôi cho là
ngu ngốc, khờ dại năm nào khi anh chọn đi tu, giờ này tôi cũng lần mò và dám đánh đổi mọi thứ để được sống và dấn thân.
Tôi
biết, chặng đường sắp tới, anh sẽ khoác lên người chiếc áo mới, sứ vụ mới, tiếng gọi mới và những thử thách mới cũng đang đợi anh
phía trước. Nhưng, đừng sợ, nếu Chúa đã chọn anh, Ngài sẽ yêu anh hơn bất kì ai và Ngài sẽ có cách để bảo vệ và hướng dẫn anh. Hơn nữa, mấy đứa em
chẳng cần anh phải uyên bác, sang trọng, nhưng chỉ cần là một anh Kiền luôn cười, biết chăm lo và yêu thương người
khác.
Ngày
Chúa gọi anh lên sứ vụ mới, dẫu tôi không có đó để nhìn
anh hạnh phúc thế nào, nhưng tôi tin anh đã sẵn sàng với tiếng “Xin Vâng” cho
con đường anh sắp đi, những thử thách anh sắp gặp và những buồn phiền anh phải gặm nhấm trong con đường
dâng hiến của mình. Tôi mong anh luôn an vui.
Em
Trai
Cudogamxuong
Comments
Post a Comment