Các Thánh, Chân Phước Và Bậc Đáng Kính Của Dòng Thương Khó Chúa Giêsu
Các Thánh, Chân Phước Và Bậc Đáng Kính Của Dòng Thương Khó
Chúa Giêsu
(Bài Viết của cha Giuseppe Adobati, C.P.)
Trải qua 300 năm hiện diện,
Giáo Hội đã ghi nhận sự thánh thiện của nhiều tu sĩ Thương Khó trong đại gia
đình Dòng Thương Khó Chúa Giêsu trên toàn thế giời. Họ là những người đã tiếp nối
tinh thần của cha Thánh Phaolô Thánh Giá. Hiện tại Dòng Thương Khó Chúa Giêsu
có 7 vị Thánh, 34 vị Chân Phước và 24 Bậc Đáng Kính. Các ngài là những con người
với đời sống thánh thiện độc đáo và không phải ai cũng có thể sống và bắt chước
được như vậy. Hơn nữa, dù các ngài sống ở những thời kì hoàn toàn khác nhau; họ
có thể là nam, nữ tu sĩ Thương Khó và cả những người giáo dân sống đặc sủng của
Hội Dòng nhưng tất cả đều cột chặt, bám rễ sâu vào mầu nhiệm Thương Khó của
Chúa Giêsu. Để đời sống, niềm đam mê, tình yêu và lòng nhiệt thành của họ luôn
hướng tới việc rao giảng về sự Thương Khó của Chúa.
Năm Thánh là cơ hội mỗi tu
sĩ Thương Khó nhớ lại sự khởi đầu về đặc sủng của cha Thánh Phaolô Thánh Giá với
những con người đã góp phần gieo hạt giống Thương Khó vào trong lòng đất. Đầu
tiên, chúng ta không thể không làm nổi bật Bậc Đáng Kính Gioan Baotixita
(1695-1765) (người em trai của cha Thánh Phaolô Thánh Giá). Cuộc đời Bậc Đáng
Kính Gioan Baotixita đã luôn đồng hành với cha Thánh Phaolô Thánh Giá từ việc lập
dòng, truyền giáo và chia sẻ đời sống thiêng liêng. Ngài đã luôn kiên nhẫn, tận
tụy và nhiệt thành trong sứ vụ và thẳng thắn trong việc sửa lỗi cho anh trai
mình.
Tiếp nối đời sống và những
giảng dạy của cha Thánh Phaolô Thánh Giá và Bậc Đáng Kính Gioan Baotixita,
chúng ta cùng xem xét những nhóm khác nhau về các Thánh, các Chân Phước và các
Bậc Đáng Kính của Dòng Thương Khó Chúa Giêsu.
I.
Nhóm Giáo Sĩ
1.
Thánh Giám Mục Vinh Sơn Maria Strambi (1745-1824) và Chân Phước
Giám Mục Êugênê Bôssilkôv (1900-1952). Dù các ngài sống ở những giai đoạn và địa
lí khác nhau, nhưng họ đã nhiệt thành phục vụ đoàn chiên của mình và bảo vệ sự
hợp nhất của Giáo hội dưới quyền mục tử duy nhất là Giáo Hoàng. Thánh Vinh Sơn
Maria Strambi đã phải “trả giá” bằng cuộc sống lưu vong, dưới thời vua Napoléon.
Còn Chân Phước Êugênê Bôssilkôv phải đánh đổi cả cuộc đời của mình, dưới chế độ
cộng sản của Bungari.
2.
Chân Phước Lôrenzô Salvi (1782-1856) và Chân Phước Đa Minh
Barbêri (1792-1849). Các ngài đã sống trong thời kỳ vua Napoléon đàn áp. Chân
Phước Lôrenzô Salvi là một nhà truyền giáo và thuyết giảng, nổi tiếng với việc
truyền bá lòng sùng kính Chúa Hài Đồng. Còn Chân Phước Đa Minh Barbêri là một
nhà đào tạo, một giảng sư, một Giám Tỉnh và cuối cùng là người mang ơn gọi
Thương Khó và thiết lập cộng đoàn ở Anh.
3.
Bậc Đáng Kính Inhaxiô Thánh Phaolô (1799-1864), tên khai sinh
là George Spencer. Ngài là một thành viên của giới quý tộc Anh và trước đây là
một linh mục của Giáo hội Anh giáo. Sau này, ngài đã trở lại Công giáo sau khi
gặp gỡ Chân Phước Đa Minh Barbêri. Ngài đã gia nhập Dòng Thương Khó Chúa Giêsu
và cống hiến hết mình cho sứ vụ rao giảng cuộc Thương Khó của Chúa và phục vụ
người nghèo và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội.
4.
Hai người khác sống cùng thời điểm là Chân phước Bênađô Maria
Silvestrelli (1831-1911). Ngài đã giữ cương vị Bề trên Tổng quyền gần ba mươi
năm và đã có nhiều chính sách mở rộng Hội Dòng qua việc truyền giáo. Tiếp đến,
Thánh Carôlô Houben (1821-1893), một linh mục Thương Khó ở Hà Lan. Ngài đã nhiệt
tâm trong việc truyền giáo ở Anh và sau đó ở Ailen.
5.
Trong thời gian này, có nhiều tu sĩ Thương Khó khác cũng nổi
bật với sứ vụ trong vai trò đào tạo và đồng hành thiêng liêng. Cụ thể: Bậc Đáng
Kính Nôrbertô Cassinelli (1829-1911) là Giám đốc học viện Thánh Gabriel Đức Mẹ
Sầu Bi. Bậc Đáng Kính Germano Ruoppolo (1850–1909) là cha linh hướng của Thánh
Gemma Galgani. Bậc Đáng Kính Nazareno Santolini (1859-1930) la giám Tập của các
tập sinh trong gần ba mươi năm. Bậc Đáng Kính Generoso Fontanarosa (1881-1966)
là người đã thành lập cộng đoàn đầu tiên tại Sicily (Ý) và cha linh hướng của Bậc
Đáng Kính Lucia Mangano.
6.
Ngoài ra, các tu sĩ Thương Khó sống vào đầu thế kỷ XX, phải kể
đến: Bậc Đáng Kính Fortunato De Gruttis (1826–1905) là nhà truyền giáo và là một
linh mục trừ quỷ. Bậc Đáng Kính Giuseppe Pesci (1853-1929) là một giáo sư, Giám
Tập và Giám tỉnh. Bậc Đáng Kính Egidio Malacarne (1877-1953) là một nhà truyền
giáo, một giáo sư và ngài đã giữ cương vị cố vấn Tổng quyền trong ba mươi năm.
Ngài cũng là người đã vận động việc phong thánh cho Thánh Vinh Sơn Maria
Strambi và Thánh Gemma. Bậc Đáng Kính Francisco Gondra Muruaga (1910–1974) được
biết đến với cái tên Aita Patxi. Ngài là người xứ Basque. Trong cuộc nội chiến
của Tây Ban Nha, ngài đã bị bắt và bị trục xuất. Trong thời gian bị cầm tù,
ngài đã tận dụng cơ hội rao giảng Lời Chúa cho các tù nhân, cũng như an ủi và động
viên những người đang trong cảnh gông tù. Khi được trở về tu viện, Ngài đã tận
tâm giúp đỡ những người đau khổ và những người bị bỏ rơi.
7.
Đầu thế kỷ XX, chúng ta phải kể thêm các tu sĩ Thương Khó đã
tử đạo tại Tây Ban Nha vào những năm 1930. Đầu tiên, Thánh Inôcencô Canoura
(1887-1934) đã bị bắt và tử đạo cùng với 8 thầy dòng Lasan. Năm 1936, Chân Phước
Nicêfôrô Díez Tejerina (1893-1936) và 25 tu sĩ trẻ của Thương Khó của cộng đoàn
Santo Cristo de la Luz. Chân Phước Nicêfôrô - Bề trên Giám tỉnh đã không ngừng
động viên và an ủi các tu sĩ Thương Khó trong lúc tăm tối và đầy đau khổ.
II.
Nhóm Tu Huynh
1.
Đầu tiên là Bậc Đáng Kính Giacomo Gianiel (1714-1750). Ngài một
trong những tu huynh đầu tiên cùng thời với cha Thánh Phaolô Thánh Giá. Ngài đã
khấn đời sống tu huynh vào năm 1743 và đã dành 7 năm phục vụ Hội Dòng.
2.
Chân Phước Isiđôrê Loor- một tu huynh sống tại Bỉ
(1881-1916). Ngài là một gương mẫu về sự vâng phục và phục vụ cho cộng đoàn và
trung thành với đức tin dù ốm đau, bệnh tật.
3.
Bậc Đáng Kính Lôrenzô Marcelli (1874-1953) là một nhà truyền
nhiệt thành tại Ý và Brazil.
4.
Cuối cùng Bậc Đáng Kính Gerardo Sagarduy (1881-1962), người gốc
xứ Basque, được mệnh danh là “vị thánh giữ cửa” (porter saint).
III.
Nhóm Các Thánh, Chân Phước Và Bậc Đáng Kính Trẻ
1.
Người được biết đến nhiều nhất là Thánh Gabriel Đức Mẹ Sầu Bi
(1838-1862). Ngài là hình mẫu về sự thánh thiện cho những tu sĩ Thương Khó trẻ
khác, chẳng hạn như Chân Phước Piô Campidelli (1868-1889), Chân Phước Grimoaldo
Santamaria (1883-1902) và Bậc Đáng Kính Galileo Nicolini (1882–1897)- một tu sĩ
Thương Khó qua đời ở tuổi 15. Cũng trong nhóm này, chúng ta cũng phải kể đến Bậc
Đáng Kính Giovanni Bruni (1882-1905). Ngài đã thụ phong linh mục, nhưng qua đời
ngay sau đó, ở tuổi 23 và để lại tiếng thơm về sự thánh thiện.
IV.
Nhóm Nữ Tu Thương Khó Chúa Giêsu
1.
Đầu tiên là người đồng sáng lập của Dòng Nữ Thương Khó Chúa
Giêsu (Passionist Nuns), Bậc Đáng Kính Maria Crocifissa Costantini (1713 -
1787). Dưới sự đồng hành của cha Thánh Phaolô Thánh Giá, sơ Maria đã cùng thành
lập Tu viện đầu tiên của dòng nữ vào năm 1771. Sau đó là các Bậc Đáng Kính
Maddalena Marcucci (1888-1960) và Leonarda Boidi (1908-1953) và các nữ tu
Thương Khó khác đã góp phần vào việc rao giảng đặc sủng rao giảng cuộc Thương
Khó của Chúa Giêsu trên toàn thế giới. Ngoài ra, đầu thế kỉ XX, một nhân vật
cũng để lại nhiều ấn tượng là Bậc Đán Kính Maria Addolorata Luciani (1920-1954).
Ngài là một nữ tu trẻ của Dòng Nữ Thương Khó. Dù quãng thời gian sống của ngài
không nhiều, nhưng ngài đã có một đời sống thánh hiến thánh thiện trọn vẹn cho
Đức Kitô qua việc phó thác những đau khổ bệnh tật cho Thiên Chúa, hầu mong được
chia sẻ sự đau khổ mà Chúa Giêsu đã chịu.
2.
Tiếp đến, theo đặc sủng và linh đạo của cha Thánh Phaolô
Thánh Giá, nhiều dòng nữ trên thế giới đã được thành lập. Trước tiên, Bậc Đáng
Kính Elisabeth Prout (1820-1864), một nữ tu Thương Khó ở Anh. Dưới sự hướng dẫn
cha linh hướng Chân Phước Đa Minh Barbêri, sơ Elisabeth đã phục vụ những người
nghèo và những người bị bóc lột trong Cách mạng Công nghiệp. Đặc biệt, sơ Elisabeth
đã thành lập Dòng Nữ Tu Thương Khó Chúa Giêsu (Sisters of the Cross and Passion)
tại Anh. Bậc Đáng Kính Dolores Medina (1860–1925), một nữ tu Thương Khó ở
Mexico. Ngài đã người sáng lập Dòng Nữ Tu Thương Khó của Chúa Giêsu Kitô và Đức
Mẹ Sầu Bi (Daughters of the Passion of Jesus Christ and Our Lady of Sorrows). Bậc
Đáng Kính Euphemia Gemma Giannini (1884-1971), ngoài đặc sủng và linh đạo của
cha Thánh Phaolô Thánh Giá, sơ Euphemia noi gương tinh thần của Thánh Gemma và
đã sáng lập Dòng Nữ Tu Thánh Gemma (Sisters of St. Gemma). Bậc Đáng Kính Antonietta
Farani (1906-1963) đã thành lập Dòng Nữ Tu Thánh Phaolô Thánh Giá (Passionist
Sisters of St. Paul of the Cross) vào năm 1815 với sứ vụ phục vụ người nghèo.
3.
Cuối cùng, không chỉ là những người sống đời sống dâng hiến,
nhưng các Thánh, Chân Phước và Bậc Đáng Kính của Hội Dòng cũng có những người
giáo dân thánh thiện, đạo đức đã sống đặc sủng của cha Thánh Phaolô Thánh Giá
trong đời sống tại thế của họ. Người đầu tiên là Bậc Đáng Kính Lucia Burlini
(1710-1789). Ngài là con gái thiêng liêng của cha Thánh Phaolô Thánh Giá và là
ân nhân của Hội Dòng. Tiếp theo là Thánh Gemma Galgani (1878-1903). Ngài đã trở
thành một vị thánh nổi tiếng của Hội Dòng qua những ơn riêng mang tính thần bí
mà Thiên Chúa đã trao ban cho ngài. Cuối cùng, chúng ta có thêm vị thánh tử đạo
trẻ tuổi, Thánh Maria Goretti (1890-1902). Ngài con gái của một gia đình nghèo,
sống trong vùng truyền giáo của các tu sĩ Thương Khó Chúa Giêsu. Ngài là nạn
nhân của bạo lực tình yêu mù quáng, nhưng sau tất cả những gì ngài làm đã biến
thành bông hoa của sự tha thứ.
Ước
gì chứng tá của các Thánh, Chân Thước và các Bậc Đáng Kính của đại gia đình
Thương Khó trên toàn thế giới và gương mẫu đời sống của các tu sĩ Thương Khó sẽ
khơi dậy trong chúng ta lòng trung thành và lòng say mê đối với ơn gọi trong Hội
Dòng Thương Khó.
Comments
Post a Comment