Tóm tắt Lịch sử Giáo hội Việt Nam
Môn Lịch sử Giáo hội Việt Nam
1.
Niềm tin Kitô tại Việt Nam được xác định lịch
sử tính từ năm nào? Giải thích vì
sao?
· T3/ 1533 là giai đoạn GH VN có sử liệu chính xác, vì có sử liệu được ghi lại
2.
Cho biết tên gọi của sử liệu đầu
tiên liên quan đến lịch sử Giáo hội Việt Nam?
·
Trong cuốn Khâm
Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, được soạn thảo
dưới triều Tự Đức có nói đến chỉ dụ cấm đạo Công giáo (khi đó gọi là đạo
Gia-tô, phiên âm từ chữ Giê-su trong tiếng Hán) chú thích như sau:
“Năm Nguyên Hòa nguyên niên, tức đời vua Lê Trang Tôn, năm 1533 đã có người Tây tên là Inekhu đi đường biển vào giảng đạo Thiên Chúa ở làng Ninh Cường, làng Quần Anh thuộc huyện Nam Châu (tức Nam Trực) và ở làng Trà Lũ huyện Giao Thủy (Nam Định)". (Inekhu có lẽ được phiên âm từ tiếng tây ban nha Inigo - Inhaxiô - ngài có thể là 1 thừa sai người Bồ Đào Nha của Dòng Đaminh hay Phanxicô)
3.
Giai đoạn khai sinh của LSGH Việt Nam
được chia làm mấy thời kỳ? Hãy kể
tên và mốc thời gian của hai thời kỳ này?
·
2 thời kì:
1. GĐ
dò đường (1533-1614)
2. GĐ đặt nền móng (1615 – 1659)
4.
Mốc điểm năm 1615 đánh dấu sự kiện
nào trong lịch sử truyền giáo tại Việt Nam?
·
Đoàn truyền giáo đầu tiên của dòng Tên đến
Việt Nam
· 1615, cha Francescô Buzomi (Ý), cha Diego Carvalho (Bồ) và 2 người Nhật khác đến Hội An
5.
Ai là vị thừa sai dòng Tên đầu tiên
đến truyền giáo tại Việt Nam???
· Các vị thừa sai dòng Tên đầu tiên đặt chân đến Cửa Hàn, Đà Nẵng là cha Francesco Buzomi người Ý và cha Diego Carvalho (Bồ)
6.
Vị thừa sai dòng Tên nào được xem là ông
tổ chữ quốc ngữ?
·
Giáo sĩ Francesco de Pina người Bồ Đào Nha
· Ngài chính là người khởi đầu công trình chữ quốc ngữ năm 1619, năm 1919 chữ quốc ngữ chính thức công nhận ngôn ngữ này là ngôn ngữ chính của VN
7.
Vị thừa sai dòng Tên nào đóng góp công sức
đặc biệt trong lịch sử truyền giáo tại Việt Nam?
·
Cha Alexandre
de Rhodes
- Lập hội thầy giảng
- Soạn
thảo cuốn giáo lí tiếng Việt
- Cuốn
sách giáo lí đầu tiên của VN là "Phép Giảng 8 Ngày" do cha Đắc Lộ soạn
bằng TV
- Soạn nhiều kinh bổn và sách ngắm 15 sự Thương Khó của CGS
8.
Giáo hội Việt Nam được chính thức thành
lập vào ngày tháng năm nào? Do vị Giáo
hoàng nào?
·
09/09/1659 là mốc điểm GHVN chính thức đc
thành lập bởi ĐTC Alexandre VII.
· Mốc điểm này chính là khởi điểm của tiến trình dẫn đến việc thiết lập HGPVN năm 1960
9.
Cho biết tên của Văn kiện như tờ khai
sinh Giáo hội Việt Nam?
·
Tông sắc Super Cathedram
· Tông sắc Super Cathedram quyết định thiết lập ở Việt Nam hai giáo phận tách ra từ giáo phận Macao, và chọn hai người thừa sai thuộc Hội Thừa sai Paris làm Đại diện Tông Tòa.
10.
Dưới triều đại Giáo hoàng nào, cha Đắc Lộ
đến Rôma vận động xin Tòa thánh gởi giám mục đến Việt Nam?
· Đắc Lộ yết kiến Đức Thánh Cha Innocens X để trình bày về công cuộc truyền giáo tại Việt Nam và thỉnh cầu Toà Thánh đặt hàng giáo phẩm để công cuộc truyền giáo được tiến triển tốt đẹp.
11.
Xin cho biết chính xác tên của Hai vị giám
mục đầu tiên của Giáo hội Việt Nam?
·
Giám mục Lambert de la Motte cai quản ở
Đàng trong (từ sông Gianh (Quảng Bình) trở vào Nam)
· Giám mục Francois Pallu cai quản ở Đàng ngoài (từ sông Gianh trở ra Bắc)
12.
Ngoài văn kiện khai sinh Giáo hội Việt Nam, xin cho biết tên của văn kiện thứ hai liên quan đến sự kiện
này?
·
Huấn thị Instructions 1659 của Thánh Bộ
Truyền Giáo với ba yêu cầu:
(1) Thiết lập hang giáo
sĩ bản quốc đông đảo và xứng đáng bao nhiêu có thể.
(2) Thích nghi với phong
tục tập quán của địa phương, tránh hoạt động chính trị
(3) Không đưa ra những quyết định quan trọng nếu chưa tham khảo ý kiến Toà Thánh.
13.
Giáo hội Việt Nam được thành lập với những
giáo phận nào? Do các giám mục nào cai quản và trong chức danh nào?
·
Hai giáo phận (đại diện tông tòa)
1. Giáo Phận Đàng Ngoài
do Đức Cha François Pallu
2. Giáo Phận Đàng Trong
do Đức Cha Lambert de la Motte
· Trong chức danh là Giám quản Tông toà
14.
Xin cho biết tên của vị ứng viên giám mục
Việt Nam đầu tiên? Khoảng năm nào
trong lịch sử Giáo hội Việt Nam?
·
Cha Giuse Phước – Người Giáo Phận Đằng Ngoài
(ở khoảng thời gian 1659 – 1734)
·
Cha Giuse Phước thuộc nhóm các linh mục đầu
tiên của địa phận Đàng Ngoài. Sinh năm 1659 tại Thanh hóa. Ngài được gởi sang
Thái Lan, được đào tạo tại Chủng viện Ayuthia. Thầy Giuse rất giỏi môn La ngữ. “Là
một chủng sinh xuất sắc của Thánh Bộ và là hương vị ngọt ngào của Chúa Kitô. Thầy
khá thông thạo về thần học”, [17] được Đc. Louis Laneau hết lời khen
ngợi. Năm 1689, Đc. Louis Laneau đã phong chức linh mục cho thầy tại Ayuthia,
sau đó, cha Giuse Phước trở lại Đàng Ngoài, phục vụ tại Thanh hóa vào năm 1703,
tại Nghệ an năm 1706. Trong cuộc bách hại đạo Công giáo lúc bấy giờ, ngài bị bắt
vào tháng 4/1717. Bị kết án tù chung thân ngày 21/5/1717 và chết rũ tù ngày
10/2/1732, hưởng thọ 73 tuổi. [18]
· Năm 1691, chính Đc. Louis Laneau đã đề cử cha Giuse Phước lên ĐGH Innôcentê XII và Thánh bộ Truyền giáo như ứng viên giám mục Việt nam đầu tiên, để xin tấn phong cho ngài. Tuy nhiên, nhiều khó khăn do bởi ý kiến trái chiều và tế nhị của một số thừa sai Châu Âu lúc bấy giờ, [19] do đó, sự kiện tấn phong Gm cho cha Giuse Phước kéo dài đến năm 1709 mà không đạt được kết quả.
15.
Giai đoạn bách hại đẫm máu trong
dòng lịch sử Giáo hội Việt Nam diễn ra vào những
năm nào? Với các triều đại hoàng đế
và phong trào nào trong lịch sử dân tộc Việt Nam?
·
1802-1886
·
Các triều đại:
-
Vua Minh Mạng (1820-1840) với 7 Sắc chỉ cấm
đạo
-
Vua Thiệu Trị (1840-1847) với 2 Sắc chỉ cấm
đạo
-
Tự Đức (1847-1883) với 13 Sắc chỉ cấm đạo.
·
Các phong trào:
-
Văn Thân (1885-1886)
- Cần Vương (1885 – 1896)
16.
Trong thời bách hại đẫm máu này, Hoàng đế
nào chính thức khởi đầu cuộc bách hại đạo Công giáo tại Việt Nam?
· Vua Minh Mạng. Con số các vị thánh tử đạo thời Minh Mạng chiếm số đông: 58 vị
17.
Hoàng đế nào bách hại đạo Công giáo khốc
liệt nhất? Với chính sách tiêu biểu
nào trong cuộc bách hại này?
·
Thời Vua Tự Đức với 13 sắc chỉ cấm đạo
·
Với chính sách tiêu biểu là: Phân Sáp
· Cuối tháng 7.1861 vua Tự Đức ký sắc lệnh phân sáp toàn diện, nội dung gồm năm khoản: “1- Tất cả già, lớn, bé, nam, nữ Công Giáo phải chia ra phân tán vào các làng lương không Công Giáo. 2- Các làng không Công Giáo phải nhận canh chừng theo tỉ lệ năm người lương canh một người Công Giáo. 3- Các nhà Công Giáo bị phá hủy, đất đai trao cho các người lương canh tác để nộp thuế. 4- Vợ chồng con cái phải tách biệt nhau. 5- Phải khắc chữ tả đạo ở má trái và nơi lưu đày ở má phải”.
18.
Con số 117 Vị thánh tử đạo được Giáo hội tôn phong hiển thánh đã chịu tử đạo
vào các triệu đại nào?
·
2 Vị đã bị xử dưới thời Chúa Trịnh Doanh.
(1740 - 1767).
·
2 Vị đã chết dưới thời Chúa Trịnh Sâm.
(1767 - 1782).
·
2 Vị đã hy sinh dưới thời vua Cảnh Thịnh
(1782 - 1802).
·
58 Vị đã bỏ mình trong thời vua Minh Mạng
(1820 - 1840)
·
3 Vị đã hiến thân dưới thời vua Thiệu Trị
(1840 - 1847).
· 50 Vị đã hy sinh dưới thời vua Tự Đức (1847 - 1883).
19.
Xin cho biết tên Vị giám mục Việt Nam
tiên khởi? Được tấn phong giám mục ngày
tháng năm nào? Thời Đức giáo hoàng
nào?
· Ngày 11/6/1933, tại Ðền Thánh Phêrô (Rome), ĐTC Piô XI đã tấn phong vị Giám Mục tiên khởi cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam là Ðức Cha Baotixita Nguyễn Bá Tòng. Giám Mục Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng trở thành người Việt đầu tiên được phong chức Giám mục, sau ngót nghét 4 thế kỷ từ khi Công giáo du nhập vào Việt Nam. Địa phận Phát Diệm cũng vì thế trở thành địa phận đầu tiên được quản lý bởi giáo sĩ bản địa.
20. Xin cho biet tên vị Giám mục thứ hai người
Việt Nam, được tấn phong ngày tháng năm nào? Triều đại giáo hoàng nào?
·
Ðức giám mục Ða Minh Maria Hồ Ngọc Cẩn. Tấn
Phong ngày 29/06/1935. Tại nhà thờ Phú Cam, Huế, do Khâm sứ Columban Dreyer chủ
phong. Dưới thời ĐTC Piô XI
21.
Thánh bộ truyền giáo được thành lập vào ngày
tháng năm nào?
· Bộ Truyền giáo do Đức Giáo Hoàng Gregorio XV, ngày 22/06/1622, qua Tông hiến: Inscrutabili divinae Providentiae. Mục đích là để đảm bảo việc truyền bá đức tin trong thế giới và cai quản những Hội truyền giáo hoặc các Giáo hội phụ thuộc.
22.
Tòa Khâm sứ tại Việt Nam được thành lập vào
ngày tháng năm nào? Xin cho biết tên Vị khâm sứ đầu tiên tại Việt Nam,
được bổ nhiệm ngày tháng năm nào? Và
tên vị khâm sứ cuối cùng bị trục xuất
năm 1975?
·
Ngày 20/5/1925, Đức Piô XI, “vị Giáo hoàng
của các xứ truyền giáo”, đã ban hành Tông sắc Ex Officio Supremo, công bố
việc thiết lập Tòa Khâm sứ Đông Dương (Delegatio Apostolica Indosinensis), trụ
sở đặt tại Việt Nam bao gồm các vùng đất: Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan và
Chủng viện Pénang ở Malaisia.
·
Ngày 25/5/1925, Đức Piô XI bổ nhiệm Đức Tổng
Giám mục Celse Constantino Ayuti làm Khâm sứ thường trực đầu tiên của Tòa thánh
tại Việt Nam.
·
Tính từ thời điểm năm 1925 đến 1975, đã có
chín vị Khâm sứ của Tòa thánh làm việc tại Việt Nam, mỗi vị có một sứ mạng đặc
biệt tùy từng giai đoạn lịch sử của Giáo hội và xã hội Việt Nam. Khi mới đến Việt
Nam, Đức Khâm sứ Ayuti đặt văn phòng làm việc tại Hà Nội, nhưng với tác động và
sự giúp đỡ của ông Nguyễn Hữu Bài, Tòa Khâm sứ đầu tiên được xây dựng tại Phủ
Cam, bên cạnh triều đình Huế vào năm 1925. Năm 1951, Tòa Khâm sứ di dời ra Hà Nội
và năm 1959, đặt tại Sài Gòn.
·
Vị Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt Nam cuối
cùng cho đến thời điểm hiện tại là Giám mục Henri Lemaitre. Ngày 19 tháng 12
năm 1975
·
9
VỊ KHÂM SỨ:
1. Giám mục Celse Constantino
Ayuti tại Huế
2. Victor Columbanus Dreyer
(1929-36) tại Huế
3. Antonin Fernand
Drapier (1936-1950) tại Huế
4. John Dooley (1950-1959)
tại Hà Nội vì Huế không còn là thủ đô của VN
5. Giuseppe
Caprio (1956-1959)
6. Mario
Brini (1959-1961)
7. Salvatore
Asta (1962-1964)
8. Angelo
Palmas (1964-1969)
9. Henri Lemaitre (1969-1975)
23.
Hàng giáo phẩm Việt Nam được thành lập vào ngày
tháng năm nào?
· Qua Tông sắc Venerabilium Nostrorum, ngày 24/11/1960, Đức Giáo hoàng Gioan XXIII đã quyết định thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam.
24.
Vị Giáo hoàng nào đã thành lập Hàng
giáo phẩm Việt Nam?
· Ðức Thánh Cha Gioan XXIII
25.
Sự kiện thành lập Hàng giáo phẩm Việt Nam tạo ra dấu ấn đặc biệt nào đối với đời sống của Giáo hội Công giáo Việt
Nam?
· Sự kiện thiết lập HGPVN trở thành cột mốc đánh dấu tuổi trưởng thành của Giáo hội, một Giáo hội từ quy chế Tông tòa trở thành Giáo hội chính tòa.
26.
Cho biết tên 4 Vị Giáo hoàng đã để lại dấu
ấn đặc biệt cho Giáo hội Công giáo Việt Nam?
·
ĐGH Alexandre VII chính thức thành lập
Giáo hội Việt Nam (9/9/1659)
·
ĐGH Piô XI, “vị Giáo hoàng của các xứ truyền
giáo”, đã:
ü Ban
hành Tông sắc Ex Officio Supremo, công bố việc thiết lập Tòa Khâm sứ Đông
Dương (20/5/1925)
ü Bổ
nhiệm Đức Tổng Giám mục Celse Constatino Ayuti làm Khâm sứ thường trực đầu tiên
của Tòa thánh tại Việt Nam (25/5/1925)
ü Tấn
phong vị Giám Mục tiên khởi cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam là Ðức Cha Baotixita
Nguyễn Bá Tòng (11/6/1933)
·
ĐGH Gioan XXIII đã quyết định thành lập
Hàng Giáo phẩm Việt Nam (24/11/1960)
· ĐGH Gioan Phaolô II tuyên thánh 117 thánh tử đạo Việt Nam (19/06/1988)
27.
Giáo hội Việt Nam khởi đầu với 2 giáo phận và hiện nay có bao nhiêu giáo phận?
· Hiện nay có 27 giáo phận
28.
Quốc hiệu Việt Nam do vị hoàng đế nào chọn gọi? Vào năm nào?
· Tên gọi Việt Nam lần đầu tiên chính thức trở thành quốc hiệu của nước ta vào năm 1804. Nó được xác lập bởi một văn bản pháp lý quan trọng (chiếu) của Nhà Nguyễn (Hoàng Đế Gia Long (Nguyễn Ánh).
29.
Các thánh Tử đạo Việt Nam được tôn phong hiển thánh ngày tháng năm nào? Dưới thời Đức
Giáo hoàng nào?
·
Thánh Lễ tuyên thánh 117 thánh tử đạo Việt
Nam ngày 19/06/1988 do ĐTC Gioan Phaolô II, tại đền thờ thánh Phêrô Rôma.
·
Trong đó có: 11 vị người Tây Ban Nha: 6 giám mục và 5 linh mục Dòng Đa Minh (OP);10
vị người Pháp: 2 giám mục và 8 linh mục Hội Thừa Sai Paris (MEP);
·
96 người Việt Nam: 37 linh mục,16 thày giảng,
1 chủng sinh và 42 giáo dân (cả Dòng lẫn Triều và trong đó 1 phụ nữ là Bà Anê
Lê Thị Thành).
30.
Các giáo phận miền Đông dương được đổi tên, với tên địa phương ngày tháng năm nào?
Triều đại giáo hoàng nào?
·
Ngày 03.12.1924, Bộ Truyền Giáo ký sắc lệnh
đổi tên các địa phận miền Đông Dương. Từ nay, các địa phận sẽ lấy tên các thành
phố có Toà Giám Mục, thay vì lấy tên theo miền dân sự.
·
Bấy giờ gồm 10 Hạt Đại diện Tông tòa gồm:
Hưng
Hóa (trước là Thượng Đàng Ngoài)
Bắc
Ninh (trước là Bắc Đàng Ngoài)
Hải
Phòng (trước là Đông Đàng Ngoài)
Hà
Nội (trước là Tây Đàng Ngoài)
Bùi
Chu (trước là Trung Đàng Ngoài)
Phát
Diệm (trước là Duyên hải Đàng Ngoài)
Vinh
(trước là Nam Đàng Ngoài)
Huế
(trước là Bắc Đàng Trong)
Qui
Nhơn (trước là Đông Đàng Trong)
Sài
Gòn (trước là Tây Đàng Trong)
Cao
Miên được đổi tên sau này thành Nam Vang
Xiêm
La được đổi tên sau này thành Bangkok
·
Khuynh hướng chuyển đổi Giáo hội Việt Nam
từ một “Giáo hội truyền giáo” - có phần Tây hóa ngay cả tên gọi của các Giáo phận
- sang một “Giáo hội có tính dân tộc”, Đức Khâm sai Henry Lécroart đã đề nghị
Thánh Bộ Truyền giáo đổi tên các Giáo phận Đông dương theo tên của thành phố có
Tòa Giám mục.
·
Đề nghị này được tán thành và Thánh Bộ
Truyền giáo, với sự chuẩn y của Đức Piô XI, đã ban hành Sắc lệnh đổi tên
các Địa phận Miền Đông Dương ngày 3/12/1924. Cũng vào dịp này, Hội đồng
Giám mục Đông Dương được thành lập.
Comments
Post a Comment