Suy Niệm Về Thực Tại Của Sự Chết
Suy Niệm Về Thực Tại Của Sự Chết
-Fr. Ed Broom, OMV-
1. Sự chết là gì?
Một định nghĩa thần học ngắn gọn súc tích về sự chết là:
"Sự tách rời linh hồn khỏi thể xác."
2. Khi nào chúng ta
chết?
“Cái chết là điều chắc
chắn nhất, nhưng cũng là điều không chắc chắn nhất” (Châm ngôn Ắchentina).
Câu châm ngôn này cho chúng ta thấy tất cả chúng ta sẽ chết vào một ngày
nào đó, nhưng chúng ta không biết ngày giờ chính xác.
3. Hai điều tồi tệ nhất
Hai điều tồi tệ nhất có thể xảy đến với chúng ta: (1) phạm một
tội trọng; (2) tệ hơn nữa, chết trong tình trạng tội trọng. Nếu phạm một
tội trọng, chúng ta vẫncòn có hy vọng. Chúng ta luôn có thể trở về với
Chúa qua sự ăn năn và xưng tội. Tuy nhiên, nếu chúng ta chết trong tình trạng tội
trọng, chúng ta sẽ đánh mất linh hồn bất tử của mình muôn đời!
4. Dạy dỗ của Chúa
Giêsu về sự chết
Hết lần này đến lần khác trong những dạy dỗ của Chúa Giêsu
và các dụ ngôn của Ngài, Chúa Giêsu nhấn mạnh rằng: Chúng ta phải luôn luôn tỉnh
thức. Nghĩa là chúng ta phải sẵn sàng và đề phòng. Chúa Giêsu nói: “Anh em hãy canh thức, vì anh em không biết
ngày nào Chúa của anh em đến. Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết vào
canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẵn ông đã thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu. Cho
nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ,
thì Con Người sẽ đến” (Mt 24:42-44).
5. Các thánh và thực
tại của sự chết
Nhiều vị thánh đã suy tư về thực tại của sự chết. Trên thực
tế, thánh Anphongsô Liguori đã viết một cuốn sách có tựa đề “Chuẩn Bị Cho Sự Chết” (Preparation for
Death). Các thánh đã nhấn mạnh đến việc sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối
cùng trong cuộc đời của chúng ta. Một ngày nào đó điều này sẽ trở thành hiện thực,
nhưng chúng ta không biết khi nào, vì vậy chúng ta phải chuẩn bị!
6. Cuộc sống và sự chết
của chúng ta
Trong cuốn sách “Bắt Chước Đức Kitô” (The Imitation of Christ), một tác phẩm kinh điển của thần học gia Thomas à Kempis viết, ngài nói: “Điều quan trọng không phải là sống lâu, mà là sống thánh thiện”. Thánh Ignatius thành Loyola trong tác phẩm “Nguyên tắc và Nền tảng” (Principle and Foundation) cũng nhấn mạnh: “Điều quan trọng của đời người không phải là tôi khỏe hơn ai, tôi giàu hơn ai, tôi sống lâu hơn ai hay tôi được kính trọng hơn ai, nhưng là liệu rằng linh hồn của chúng ta có được cứu hay không.”
7. Kiên trì trong ân
sủng cho đến cuối cùng
Khi suy ngẫm về sự sụp đổ của vua Saun và cái chết bất hạnh
của ông ấy, chúng ta nên suy nghĩ nghiêm túc về cuộc sống của mình ngay bây giờ
và khả thể đánh mất ân sủng. Với tất cả lòng thành, nhờ sự chuyển cầu của Đức
Trinh Nữ Maria, chúng ta nên cầu xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng để sự
kiên trì theo Chúa cho cuối cùng. Thánh Anphongsô dạy chúng ta: "Ân sủng của mọi ân sủng là chết trong tình
trạng ân sủng." Điều này có nghĩa là linh hồn của chúng ta đã được cứu
độ.
8. Sự mời gọi hoán cải
Suy ngẫm về thực tại hiển nhiên của sự chết, điều này thúc đẩy
chúng ta đào sâu vào bên trong con người mình để xác định đâu là trở ngại chính
– điều cản trở chúng ta trong việc đạt tới ơn cứu độ vĩnh viễn. Những lời đầu
tiên của Chúa Giêsu trong cuộc đời công khai sứ vụ của Ngài là: “Hãy hoán cải, vì Nước Thiên Chúa đã gần đến”
(Mc 1:15).
9. Hãy tỉnh thức!
Vua Saun là một vị vua nổi tiếng. Ông có quyền lực, danh vọng.
Tuy nhiên, ông lại chết trong tình trạng mất ân sủng. Như vậy, xem ra danh vọng,
quyền lực, đời sống xa hoa lại là những trở ngại của một môn đệ đi theo Chúa
Giêsu trong cuộc sống này. Hãy mở đôi mắt của mình và tỉnh thức để nhận ra những
xúc tu quỷ quyệt mà ma quỷ có thể sử dụng để gài bẫy chúng ta! Hãy thức tỉnh và
cảnh giác!
10. Chán nản và tuyệt
vọng
Thánh Faustina Kowalska đã viết trong cuốn nhật ký “Lòng Thương Xót Chúa Trong Lòng Con” (Divine
Mercy in My Soul) của mình rằng: “Tội lỗi
tồi tệ nhất là không tin tưởng vào lòng thương xót lớn lao và toàn năng của Thiên
Chúa”. Có thể thấy, nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự sụp đổ của vua Saun là cả
sự kiêu ngạo và thiếu tin tưởng vào tình yêu thương và lòng thương xót của Thiên
Chúa. Trong Cựu ước, các tác giả Thánh Vịnh đã dạy rằng: "Thiên Chúa là Ðấng từ bi nhân hậu, Người chậm
giận và giàu tình thương" (Tv 145:8). Như vậy, bất chấp những yếu đuối,
những giới hạn và những thất bại, chúng ta đừng bao giờ đánh mất lòng tin cậy
nơi Thiên Chúa!
Link: https://catholicexchange.com/ten-short-lenten-meditations-on-death-eternity/
Comments
Post a Comment