Short Term 12 - Rắc Rối Tuổi Teen

Short Term 12

     Gia đình, với nhiều người, là bến bờ hạnh phúc, là chỗ dựa bình yên, là tổ ấm, trong đó: ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng,[1] luôn cùng nhau chung tay thắp sáng một gia đình hạnh phúc. Thế nhưng cũng không ít người, với họ, gia đình là “địa ngục trần gian”, là nơi chất chứa bao cảm xúc đau khổ cả tinh thần lẫn thể xác. Nơi đó họ không muốn về, không muốn cất giữ một chút kỉ niệm nào vì thế hai từ “gia đình” càng trở nên vô nghĩa trong cuộc đời họ.

     Bộ phim Short Term 12 không chỉ khơi dậy bao cảm xúc trong tôi về những góc tối trong đời sống gia đình và xã hội về nạn bạo hành và lạm dụng tình dục trẻ em, mà còn cho tôi những phút giây cảm nếm giá trị tình người, những khoảnh khắc sẻ chia, đồng cảm, sự quan tâm ân cần giữa con người với con người. Thật sự, những mảnh đời đáng thương trong căn nhà Short Term 12 - một căn nhà giáo dưỡng cho các trẻ vị thành niên, đã khắc họa một xã hội thu nhỏ với mỗi mảnh đời là một câu chuyện buồn ẩn dưới bộ mặt giả tạo của xã hội hiện đại. Hay ẩn đằng sau những bức tường tưởng chừng gia đình hạnh phúc, bình yên thì có những đứa trẻ đang hàng ngày bị bạo hành cả về mặt thể xác và tinh thần. Những đứa trẻ đến với Short Term 12, đều mang trong mình những vấn đề về gia đình trong quá khứ khiến chúng trở nên lì lợm, cứng đầu, bất cần. Ấy thế, trong tận sâu cõi lòng, chúng khao khát mạnh liệt được yêu thương, được quan tâm, được ai đó chăm sóc, được chú ý, được sống tự do như bao đứa trẻ khác. Đó là một khao khát tự nhiên không phải chỉ những đứa trẻ đó mới có mà có trong lòng của mỗi chúng ta, hay nói cách khác đó là một khao khát bẩm sinh mà ai cũng hướng tới và cố gắng hết sức để đạt được.

     Thế những, tưởng chừng những tâm hồn bé nhỏ đó xứng đáng có một tuổi thơ ấm êm bên gia đình, được cha mẹ bao bọc chở che. Ai ngờ đâu vì miếng cơm manh áo, có những người mẹ tàn nhẫn đánh đập con đến sợ hãi không muốn tiếp xúc với thế giới bên ngoài; vì thỏa mãn cơn tình dục đê hèn, có những người cha sẵn sàng cưỡng hiếp đứa con gái bé bỏng ngây thơ của mình. Còn đâu là những kí ức đẹp của tuổi thơ, những thứ luôn khắc ghi trong tâm trí, khó có thể xóa nhòa theo thời gian. Còn đâu là những đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ trong sáng với những ước mơ tươi đẹp,với một tâm hồn thanh khiết. Trái tim chúng đã in hằn bao vết thương, những nổi đau xác thịt cho chính người thân gây nên. Maya Angelou[2] đã từng nói: “Tôi sẽ quên những gì bạn nói, tôi cũng sẽ quên những gì bạn làm, nhưng tôi không bao giờ quên cảm giác bạn đã làm cho tôi”. Thật vậy, sao các em có thể quên những cảm giác, những hình ảnh tồi tệ, kinh khủng cứ dày vò tâm trí chúng. Ai có thể hiểu những đứa trẻ đó đang phải trải qua nổi đâu thể xác và tinh thần như thế nào? Ai có thể chia sẻ cảm giác đó khi không cùng cảnh ngộ với các em? Có lẽ chính con người đã quá đề cao giá trị vật chất, đề cao nhu cầu hưởng thụ và xem tình dục trong mối quan hệ huyết thống đã trở nên quá bình thường, không còn gì là một tội ác đáng lên án, đáng ghê tởm. Tình mẫu tử, phụ tử chẳng còn gì là thiêng liêng, cao quý khi “con quỷ” tình dục hay tiền bạc đang chế ngự và kiểm soát suy nghĩ và hành động của mỗi con người. Hay một xã hội quá đề cao lí trí, phớt lờ những giá trị cảm xúc cần thiết trong đời sống con người. Bề ngoài luôn phải tỏ ra mạnh mẽ, những bên trong bao lỗ trống cảm xúc cần được lấp đầy.

     Tôi thật sự lay động bởi hình ảnh Grace[3] khi cô nói với Jayden[4]: “Can I go with you?”. Grace đã xin Jayden cho cô ấy đi cùng khi cô bé nằng nặc muốn bỏ trốn khỏi Short Term 12, vì cô sợ những điều không may sẽ lại đến với cô bé. Tôi tự hỏi: Đã bao lần tôi để người khác cùng đồng hành khi tôi gặp chó khăn? Nhiều lúc trong cuộc đời cũng có lúc tôi muốn đóng kín tâm hồn mình lại khi gặp chuyện không vui. Phần vì tôi sợ làm phiền người khác, phần vì tôi không muốn người khác can thiệp quá sâu vào cuộc đời tôi. Tôi sợ rằng, khi ai đó đặt chân vào “vùng đất của tôi” sẽ khiến tôi cảm thấy không còn an toàn, không còn tự do. Tôi muốn một mình, được sống là mình, vui buồn, đau khổ cũng là mình vì có những thứ chẳng dễ dàng gì chia sẻ với người khác, hay cũng chẳng cần người khác quan tâm. Hay đôi lúc tôi cố tỏ ra cứng đầu, lì lợm và bất cần thì cũng chỉ nhằm cố gắng che dấu một con tim đang lạnh giá vì đau khổ, một cõi lòng tuyệt vọng vì thèm khát được yêu, được quan tâm, hay một quá khứ có quá nhiều nỗi đau.

    Khi tôi học lớp bốn, tôi nghịch với bạn, bị thầy giáo đuổi về. Bố tôi đốt hết sách của tôi. Tôi chỉ biết đứng nhìn ông ấy xé từng cuốn sách và đốt trước mặt tôi. Từ đó tôi biết hận và ông không còn quan trọng với tôi. Tôi ghét ông. Mỗi khi ông uống rượu về ông ném đồ, chửi bới, làm mẹ tôi khóc, tôi chỉ muốn đi khỏi nhà, nhưng thương mẹ. Tôi tự nhủ phải cố gắng đậu đại học, đi thật xa. Rồi bốn năm đại học, tôi quyết không xin tiền ông đóng học phí và tiêu xài. Ông cũng chẳng một lần gọi hỏi thăm tôi, mặc dù trong suốt bốn năm đại học, tôi cũng từng khao khát cảm giác được một lần bố gọi điện hỏi thăm, được bố gởi tiền. Lễ tốt nghiệp, tôi cầm tấm bằng, ngồi thẫn thờ một mình trên ghế đá sân trường nhìn cha mẹ bạn bè chung vui, tôi tủi thân. Nhưng rồi, con tim tôi cũng chai. Thời gian trôi đi, xa nhà, nhiều lúc tự nhủ quên đi những gì không vui, quên đi những hình hành xấu về ông. Dẫu biết mình chỉ có một người bố, dù xấu hay tốt thì ông cũng là bố, nhưng làm sao có thể quên khi chúng đã in hằn vào kí ức. Tôi cũng muốn được cười thoải mái với ông ấy và chia sẻ những buồn vui, khó khăn trong cuộc đời tôi, nhưng có cái gì đó ngăn trở tôi khiến tôi không đủ can đảm nói chuyện với ông. Mười lăm năm trôi qua, tôi cũng muốn cảm giác giận ông, hình ảnh ông xé và đốt sách biến khỏi tấm trí tôi, nhưng sao chúng cứ luẩn quẩn và khiến tôi mệt mỏi và không bình an. Phải chăng một trái tim đã bị tổn thương thì muôn đời vết sẹt vẫn còn đó? Phải chăng ta chẳng dám để ai đó bước đi cùng vì ta sợ người đó sẽ


[1] Ca khúc: Ba Ngọn Nến Lung Linh của nhạc sĩ Phương Thảo, năm 1999.
[2] Bà là một nhà văn, một nhân vật vô cùng quan trọng trong phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc ở Mỹ, (https://vi.wikipedia.org/wiki/Maya_Angelou)
[3] Một thành viên làm việc tận tụy ở căn nhà Short Term 12. Cô cũng từng bị cha của cô lạm dụng tình dục đến múc mang thai lúc nhỏ.
[4] Một cô gái bị chính cha ruột nhiều lần lạm dụng tình dục và đánh đập.

Comments

Popular Posts