Tu Sĩ Dòng Thương Khó Chúa Giê-su Việt Nam Đam Mê một sự Điên Rồ?
Tu
Sĩ Dòng Thương Khó Chúa Giêsu Việt Nam
Đam
Mê một sự Điên Rồ?
Một
buổi chiều nắng gắt năm 2007, sau thánh lễ Chúa Nhật, tôi nghe một ông cha
tây[1] giới thiệu ơn gọi về Dòng của cha. Thực sự, tôi chẳng mấy quan tâm vì ước
mơ của tôi là trở thành một nhà nghiên cứu văn hóa, đi đây đi đó, khám phá các
nền văn hóa trên thế giới. Nhưng sao tên Dòng quá lạ: Dòng Pát-si-ô-nít? Hơn
nữa, một điều khiến tôi muốn liên lạc với họ vì Dòng đang hiện diện tại Sài Gòn
- nơi tôi khao khát được đặt chân tới cổng trường đại học.
Rồi
ước mơ đó cũng thành hiện thực, tháng 7/ 2010 tôi rời quê nghèo vào Sài Gòn. Ấy
thế, không như tôi nghĩ, Sài Gòn đúng là chốn thiên đường, nhưng Sài Gòn sao thiếu
vắng tình người, quá phức tạp, quá xô bồ, quá chộp giật. Trong thời gian đi học,
vì tò mò, tôi đến tìm hiểu và sinh hoạt với anh em Dòng Pát-si-ô-nít vào chủ nhật
tuần thứ hai và tuần thứ tư.
Trong
một căn nhà nhỏ gần nhà thờ Fa-ti-ma, có ba linh mục nước ngoài[2] sống và sinh
hoạt với các anh em Việt Nam vô cùng giản dị và thân thiện. Thật sự, đó là lần
đầu tiên tôi thấy những linh mục nước ngoài vô cùng đơn sơ và mộc mạc như thế.
Vì Dòng mới qua Việt Nam[3], vốn tiếng Việt của các ngài còn bập bẹ, nên họ
giao tiếp với sinh viên chủ yếu bằng tiếng Anh. Họ ăn cơm theo phong cách nước
ngoài, thế nhưng bầu không khí luôn vui vẻ, tràn ngập tiếng cười và ấm cúng đậm
chất Đông phương. Dẫu đó là những linh mục tới từ Ấn Độ, Úc và Ắc-hen-ti-na,
cùng sống và sinh hoạt với mười mấy anh em sinh viên Việt nam, nhưng nơi đó
không còn khoảng cách về địa lí. Có một cái gì đó đã cột chung họ lại với nhau,
sống làm một và trở nên anh em của nhau. Nơi đó không có sự phân biệt người da
trắng hay da vàng. Họ xưng hô với nhau không phải cha con, nhưng anh em. Họ
không quoanh tay hay cúi chào khi gặp nhau, nhưng là một cái bắt tay hay một
cái ôm thật chặt đậm chất Tây phương. Tôi sẽ nhớ mãi khoảnh khắc lần đầu tiên
trong đời, cha giáo người Ắc-hen-ti-na rửa chân cho tôi và sau đó đặt lên đôi
bàn chân gầy, đen đủi của tôi một nụ hôn trong ngày lễ thứ Năm Tuần Thánh. Thoạt
đầu, với tôi, Dòng Pát-si-ô-nít thật ấn tượng và có chút gì đó lạ lẫm với văn
hóa Việt.
Khi
bắt đầu sinh viên năm ba đại học, tôi xin cha phụ trách sinh viên vào nhà nội
trú của Dòng Thương Khó Chúa Giêsu để có một nơi yên tĩnh phục vụ cho việc học
và trau dồi tiếng Anh, cũng đồng thời tìm hiểu ơn gọi của Dòng. Có lẽ nhiều người
sẽ thắc mắc, tại sao giờ là dòng Thương Khó Chúa Giêsu? Vâng, khi mới qua Việt
Nam, Dòng có tên tiếng Anh: The Congregation of the Passion of Jesus Christ, vì
tên tiếng Anh vừa dài lại khó phát âm, nên khi giới thiệu ơn gọi rất ít người
nhớ, vậy các cha quyết định lấy một cái tên tiếng Việt cho dễ nhớ: Dòng
Pát-si-ô-nít[4] (từ phát âm của từ Passion). Cái tên này đã đồng hành trong những
năm đầu, nhưng dường như nó chưa thật sự diễn tả hết ý nghĩa của tên Dòng. Vì
thế các cha đã thống nhất một cái tên gọi khác đậm chất Việt Nam và khi nhắc đến,
ít hay nhiều, mọi người cũng cảm nghiệm được đời sống của một tu sĩ của Dòng:
Dòng Thương Khó Chúa Giêsu, xuất phát từ Passion và Tu sĩ Dòng Thương Khó Chúa
Giêsu là The Passionist.
Nhiều
người khi nghe đến Dòng Thương Khó Chúa Giêsu, họ nghĩ ngay đến cuộc Khổ Nạn của
Chúa Giêsu, hay dòng đau khổ. Ấy thế ai biết rằng, ẩn dưới bề mặt chữ viết, tên
gọi của Dòng lại ẩn chứa không chỉ cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu, nhưng còn là niềm
đam mê, niềm khát khao tột cùng của Chúa Giêsu được yêu con người đến chết và
những tu sĩ Dòng Thương Khó muốn được dấn thân và đam mê như Chúa Giêsu đã đam
mê.
Theo
cách phiên âm Nôm-Việt của linh mục Stephano Huỳnh Trụ[5], “thương”(傷) không chỉ có nghĩa là đau đớn, đau khổ, mà nó
còn có nghĩa yêu, mến, muốn luôn luôn gần gũi, sẵn sàng giúp đỡ hoặc hy sinh.
“Khó” (苦) là vị đắng, cực nhọc,
thử thách, là buồn sầu. Vậy chữ “thương Khó” hàm chứa không chỉ những đắng cay,
đau khổ, thử thách, nhưng cả một tình yêu và sự hi sinh to lớn. Thế nhưng từ
“thương khó” vẫn chưa thực sự diễn tả hết nội tại của từ “passio”. Trong tiếng
Anh, “passion” không chỉ diễn tả niềm đam mê, tình cảm, sự nhiệt huyết, nhiệt
tâm, dục vọng mà còn cả cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu. Trong từ điển Công Giáo của
Hội đồng Giám mục Việt Nam[6], “passio” để chỉ cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu từ bữa
Tiệc Ly cho tới cái chết của Ngài trên Thập Giá và mai táng trong mồ. Như vậy,
lớp nghĩa ẩn sâu dưới mặt chữ “Thương Khó Chúa Giêsu”diễn tả tình yêu nhưng
không của Chúa Giêsu bằng cái chết đau đớn, cô đơn trên Thập Giá. Ngài đã khao
khát, đã đam mê để được yêu con người đến hi sinh cả mạng sống. Như vậy, những
tu sĩ Dòng Thương Khó Chúa Giêsu cũng được mời gọi bước đi trên con đường đó;
dám hi sinh, dám chết cho những điều tầm thường để mặc lấy, để đam mê một con
đường, một sứ mạng mà Chúa Giêsu đã mời gọi và đặt để nơi mỗi tu sĩ của Dòng
Thương Khó Chúa Giêsu. Như linh đạo mà cha Thánh Phao-lô Thánh Giá, Đấng Sáng lập
Dòng luôn nhắc nhở anh em và mong muốn nó trở thành căn tính của một tu sĩ Dòng
Thương Khó Chúa Giêsu: “Xin cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu Kitô, luôn hiện diện
một sách sống động trong trái tim, trong công việc và cuộc sống của mỗi anh
em”[7].
Cuộc
Khổ Nạn của Chúa Giêsu là một minh chứng cho chúng ta thấy rõ tình yêu nhưng
không, niềm khao khát sâu thẳm, sự đam mê cháy bỏng của Ngài với con người. Cuộc
đời của Ngài chỉ vỏn vẹn trong 33 năm. Sinh ra trong máng cỏ với mảnh vải nhỏ và
chết treo trên Thập Giá cũng chỉ với một
mảnh vải nhỏ che thân. Sao Ngài có một đam mê “điên rồ” vậy? Một đam mê đánh đổi
bằng cả mạng sống? Vì Ngài khao khát, ước ao chúng ta được sống hạnh phúc và
bình an. Ngài không muốn nhìn con cái của Ngài ngày đêm ngụp lặn trong đau khổ,
trong tội lỗi, trong những thứ vật chất chóng qua. Chính vì thế, chỉ có cái chết,
Ngài mới có thể đánh thức con cái của Ngài bừng tỉnh, mới có thể đem đến cho
con người một cuộc sống mới.
Nhưng
thật đáng mỉa mai, khi Thập Giá của Đức Kitô lại trở nên một sự điên rồ khó hiểu
nhất trong trong suy nghĩ của nhiều người, như Thánh Phao lô từng nói:
“...chúng tôi rao giảng một Đấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do Thái coi
là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ”[8]. Vậy một tu sĩ Dòng
Thương Khó Chúa Giêsu phải chăng đang đam mê một điều điên rồ, một sự quái gỡ
mà hầu hết mọi người trên thế giới đang quay lưng? Thưa, đúng. Cha Thánh
Phao-lô Thánh Giá, Đấng Sáng lập Dòng Thương Khó Chúa Giêsu, khi chiếm ngắm cuộc
Thương Khó của Chúa Giêsu, ngài đã thốt lên: “Sự Thương Khó của Chúa Giêsu Kitô
là bằng chứng lớn nhất và rõ ràng nhất cho tình yêu của Thiên Chúa đối với con
người và là phương dược chữa trị mọi đau khổ trong thời đại của chúng ta”[9].
Chúng tôi, nhưng tu sĩ Dòng Thương Khó Chúa Giêsu muốn được điên rồ trong đam
mê đó. Ai bảo chúng tôi là những tu sĩ quái gỡ, điên khùng cũng được, vì chúng
tôi chấp nhận được trở thành những môn đệ điên rồ của Chúa Giêsu. Với nhiều người,
khi rao giảng về Thập Giá là sự điên rồ, nhưng với chúng tôi Thập Giá là dấu chỉ
tình yêu tuyệt vời nhất, một sự kết nối sâu sắc giữa con người với Thiên Chúa
và là cảm hứng ngọt ngào để chúng tôi cản đảm sống và đam mê như Chúa Giêsu đã
làm. Chính niềm đam mê cái chêt của Đức Kitô trên cây Thập Giá, mỗi tu sĩ Dòng
Thương Khó Chúa Giêsu cũng dám “đam mê”, dám đặt đời mình vào bàn tay quan
phòng của Ngài.
Hơn
thế nữa, với lời khấn thứ tư của một tu sĩ Dòng Thương Khó Chúa Giêsu rằng: Loan truyền Mầu Nhiệm Thương Khó của Chúa
Giêsu, vậy tu sĩ Dòng Thương Khó Chúa Giêsu luôn ước ao làm sao cho cuộc
Thương Khó của Chúa Giêsu luôn thấm đậm trong tâm trí và linh hồn mình. Thế
nhưng, để nó trở nên chính đặc tính hay máu thịt của chính mình, mỗi người tu
sĩ Dòng Thương Khó Chúa Giêsu luôn biết chiêm ngắm thật kỹ, thật sâu sắc để tìm
ra ý nghĩa tuyệt vời mà chính cuộc Thương Khó mang lại, để rồi tìm thấy hình ảnh
người nghèo, hình ảnh những người đang đau khổ ngang qua hình ảnh thương đau của
Chúa Giêsu trên Thập Giá.
Như
vậy, hơn mười ba năm hiện diện trên đất Việt, tu sĩ Dòng Thương Khó đã, đang và
tiếp tục đam mê sự điên rồ đó như thế nào? Thưa, chúng tôi thể hiện niềm đam mê
đó qua việc trau dồi bốn chiều kích: Tri thức, Tâm linh, Cộng đoàn và Mục vụ.
Chúng tôi không thể đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của xã hội nếu không có đủ kiến
thức; chúng tôi không thể sống và hoạt động hữu hiệu nếu thiếu một đời sống tâm
linh cột chặt và bén rễ sâu vào Đức Kitô; chúng tôi không thể trở thành những
tu sĩ nhạy bén, thấm đẫm tình người nếu thiếu cộng đoàn - gia đình thứ hai của
mỗi tu sĩ Thương Khó Chúa Giêsu; cuối cùng đời sống tu sĩ của chúng tôi sẽ trở
nên vô nghĩa nếu không có mục vụ, không có đam mê để được đến với những người
đang sống trong đau khổ.
Thực
vậy, chúng tôi không chỉ có đam mê đến điên rồ bởi cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu,
nhưng còn đam mê mục vụ, đam mê đến với người nghèo, được làm bạn và sống như
những người thân của họ. Sau những ngày tháng miệt mài trên ghế học viện, vâng
lời bề trên, các anh em lên đường mang theo hành trang không chỉ kiến thức,
lòng nhiệt tình, tình yêu muốn được phục vụ, chia sẻ mà còn cả một con tim đầy
đam mê của tu sĩ Dòng Thương Khó Chúa Giêsu tới các mái ấm, tới cùng cao, vùng
dân tộc, vùng sâu vùng xa để phục vụ, để sưởi ấm, để thắp lên hi vọng trong những
cõi lòng đang thiếu vắng tình thương. Nhưng cũng phải kể đến, có những trải
nghiệm chẳng phải dễ dàng ai cũng có thể đón nhận và biến nó thành đam mê của
mình. Mái ấm Phan Sinh (Đồng Nai), nơi anh em mục vụ đã để lại bao thổn thức.
Nhưng đứa bé khuyết tật bị bỏ rơi, thiếu vằng tình thương của cha mẹ, người
thân, khiến chúng lãnh cảm, sợ ai đó chạm vào chúng. Đến khi được anh em chăm
sóc, có em gào thét, có em cắn, khặc nhổ, có em phun cơm vào mặt anh em. Những
cụ già neo đơn, sống phần đời còn lại trong cô đơn, luôn trở nên khó tính, chửi
mắng anh em khi họ không hài lòng. Những cô cậu thanh niên bị tổn thương cả thể
xác lẫn tinh thần bởi những vụ lạm dụng tình dục, những bạo hành gia đình, khiến
các em không thể kiểm soát được hành vi, nhiều lần các em dội cả bô phân lên đầu
anh em. Hỏi anh em có buồn, có mệt, có từng cảm thấy chút tủi thân? Có chứ, vì
anh em cũng là những con người, rất người với bao yếu đuối, nhưng anh em vẫn phục
vụ, chăm sóc họ bằng tất cả tình yêu và sự hi sinh,vì yêu và phục vụ những người
đang đau khổ là niềm đam mê của các anh.
Riêng
tôi, sao có thể quên gần hai tháng trải nghiệm mục vụ ở Kon Tum năm 2016. Ta cứ
nghe trên sách báo hay truyền thông, nhà nước quan tâm chăm sóc anh chị em dân
tộc hay lắm, ai ngờ “quan tâm” bằng cách phá rừng, cướp đất, bòn vét, xem họ
như công cụ để bóc lột. Tôi đã “tận hưởng” gần hai tháng hè vô cùng ý nghĩa.
Tôi giúp các em dân tộc học bài, sống với anh chị em dân tộc, cùng ăn lá mì với
cơm trắng kèm với muối, cùng ngủ nhà sàn, cùng đi bộ lên rẫy, cùng tắm, đánh
răng, súc miệng bằng nước khe và sống như một thành viên của làng. Gần hai
tháng trôi qua, tôi gầy đi nhiều, nhưng tôi đã có một trải nghiệm tuyệt vời bên
những người mà tôi gọi là người nghèo của Chúa và là anh chị em của tôi.
Đam
mê không dừng lại ở đó, chúng tôi còn “đam mê” ngay chính những đau khổ trong
cuộc đời mình. Tôi tin chắc sự mời gọi của Chúa Giêsu với mỗi tu sĩ Dòng Thương
Khó Chúa Giêsu cũng đặc biệt như tên gọi của Dòng. Làm sao có một sự thấu hiểu,
một kinh nghiệm đau khổ sâu xa nếu như ta chưa bao giờ trải qua đau khổ? Mỗi tu
sĩ Dòng Thương Khó Chúa Giêsu đều mang trong mình một sự thương khó, một cây
Thánh Giá mà Chúa gởi. Cha Toma Thành, một trong hai linh mục Việt Nam đầu tiên
của Dòng vừa trở về Việt Nam sau hai tuần bên Úc lãnh nhận chức linh mục, hay
tin mẹ mất. Đau đớn nào hơn khi ngày hạnh phúc của con, cũng là ngày chịu tang
mẹ. Cha Gioan Baotixita Tuệ, những ngày đang sống trong tình Chúa ở nhà Tập tại
Úc, nhận tin ba mất. Gạt nước mắt, tiễn ba, cha mạnh mẽ tiếp tục sứ mạng của
mình nơi đất khách. Cha Giuse Tuấn, gần ngày con lãnh chức phó tế, mẹ nhập viện
mổ tim. Cha gác công việc học tập, cộng đoàn để chăm sóc mẹ. Hay những em sinh
viên khác, lớn lên đã mang bao viết sẹo hằn sâu trong tim từ gia đình, từ sự
nghèo đói, từ những tổn thương tinh thần không thể nào xóa bỏ một sớm một chiều.
Chính những đau khổ mà mỗi tu sĩ Dòng Thương Khó Chúa Giêsu tự trải nghiệm bằng
đời mình là những kinh nghiệm, chất xúc tác tuyệt vời cho sứ mạng phục vụ người
nghèo. Hơn nữa, mỗi tu sĩ cũng dám “đam mê” những đau khổ trong đời mình. Xem
nó là một phần không thể thiếu trong đời sống ơn gọi để ý thức về con người yếu
đuối, sự bất toàn ngay chính bản thân mình để biết khiêm nhường, để biết trưởng
thành, biết đồng cảm và lắng nghe bao tiếng ai oán ngoài xã hội.
Hơn
nữa, không chỉ những tu sĩ Dòng Thương Khó Chúa Giêsu mới có những đam mê và
làm chứng cho sự điên rồ về Đức Giêsu Kitô như vậy, vì ngay trên đất nước Việt
và toàn thế giới vẫn còn rất nhiều tu sĩ, linh mục và nhiều Kitô hữu khác, đang
ngày ngày làm chứng về sự điên rồ đó. Họ sẵn sàng mang danh là một người điên của
Chúa, đam mê một sự điên rồ và chết cho một điều quái gỡ. Họ chấp chấp lội ngược
dòng, bỏ qua với những thành kiến của xã hội để rao giảng cuộc Thương Khó của
Chúa Giêsu, dám phục vụ hết mình vì người nghèo, vì những người đang đau khổ, để
tình người được lan rộng và tình yêu của Chúa Giêsu được thấm đẫm, chan hòa trên
mọi người. Thiết nghĩ, họ cũng chỉ muốn sởi ấm những cỏi lòng đang cô đơn lạnh
giá, những tâm hồn thiếu vắng tình thương, những tâm tư chưa nhận biết tình yêu
Thiên Chúa. Vậy những đam mê đó là điên rồ ư khi nó mang những giá trị vô cùng
nhân văn?
Ta
cứ nghĩ xã hội ngày càng phát triển, văn minh, hiện đại, con người sẽ bớt đi
nghèo đói, hay càng có nhiều thú tiêu khiển sẽ giúp con người bớt đau khổ. Thế
nhưng sự thật ngày càng có nhiều người đau khổ hơn và nỗi khổ càng đa dạng hơn.
Họ không chỉ đau khổ và nghèo đói về vật chất, cơm áo gạo tiền, đang chết
“khát” tình người, sự yêu thương, quan tâm, chia sẻ, nhưng còn đau khổ, đói
khát về đời sống tâm linh khi chủ nghĩa vô thần, đang đào luyện họ chối bỏ hay
nói cách khác là bài trừ tôn giáo để chạy theo lối sống thực dụng - cái chỉ cho
họ những thỏa mãn vật chất, tầm thường. Nhưng sao thể trách họ, vì họ cũng chỉ
là nạn nhân của một chế độ, một nhà nước, một nền giáo dục cứ ngày ngày nhồi
nhét và đạo tào ra những con người chỉ biết đề cao sự hưởng thụ vật chất, biến
con người ngày càng ích kỉ hơn và tình người được định lượng bằng quyền lực và
tiền bạc. Con người chỉ biết kiếm tiền và tận hưởng những gì họ cho là thõa mãn
nhu cầu vật chất trên cõi đời tạm bợ này.
Thực
vậy chúng tôi, tu sĩ Dòng Thương Khó Chúa Giêsu đã được mời gọi để sống và cột
chặt đời mình với Chúa Giêsu Kitô và để sự Thương Khó của Ngài luôn ngự trị
trong sâu thẳm của mỗi anh em. Ngang qua cái chết của Ngài, các anh em cảm nhận
sâu xa nỗi lòng của người nghèo, của anh chị em đang đau khổ bên ngoài xã hội,
từ đó có những hành động cụ thể để cùng chia sẻ, đồng cảm và lắng nghe tiếng
lòng thổn thức của họ. Đồng thời những đau khổ trong chính cuộc đời của mỗi anh
em là những kinh nghiệm để lớn lên, trưởng thành hơn và đồng cảm và thấu hiểu
sâu sắc hơn với những đau khổ của người nghèo. Như vậy, tu sĩ Dòng Thương Khó Chúa
Giêsu đã “điên rồ” trong những đam mê như vậy đó. Hơn nữa, Chúa Giêsu không chỉ
mời gọi những người tu sĩ Dòng Thương Khó Chúa Giêsu mà Ngài cũng mời gọi tất cả
mọi người Kitô hữu hãy biết sống gắn bó với mầu nhiệm Thương Khó để cảm nghiệm
hương vị ngọt ngào của Tình Yêu, của một niềm đam mê cháy bỏng nơi Đức Kitô. Từ
đó, chúng ta không chỉ sống, mà sống với một đam mê, một khao khát muốn được sẻ
chia Tình Yêu ấy cho người khác, cho những người kém may mắn trong cuộc sống
xung quanh chúng ta, như khao khát của Chúa Giêsu: “Anh em hãy yêu thương nhau
như thầy đã yêu thương anh em”.[10]
Tài liệu tham
khảo
1. ARISTIN, C.P, JPIC Passionist, Rome,
2009.
2. GIORGINI, Fabiano, C.P, History of the
Passionist, General Curia , Rome, 2004.
3. Giuse THỤY, Đỗ Văn, Tân Phúc Âm Hóa Đam
Mê Lạc Thú, NXB Tôn Giáo, 2016.
4. Học Viện Đa Minh, Thuật Ngữ Thần Học
(Anh - Việt), NXB Tôn Giáo, 2014.
5. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Ủy Ban Tôn
Giáo Đức Tin, Từ Điển Công Giáo 500 mục từ, NXB Tôn Giáo, 2011.
6. http://www.vietcatholic.net
________________________________________
[1]
Cha Franxicô, một trong ba vị linh mục ngoại quốc Dòng Thương Khó Chúa Giêsu đầu
tiên qua Việt nam truyền giáo.
[2] Cha Jeff
(Úc), cha Thomas (Ấn Độ) và cha Franxico (Ắc-hen-ti-na).
[3] Dòng
Pát-si-ô-nít hiện diện ở Việt Nam vào ngày 12 tháng 10 năm 2005.
[4]
Pát-si-ô-nít là phiên âm tiếng Việt của từ Passion.
[5]
http://www.vietcatholic.net/News/Html/134426.htm
[6] Từ điển
Công Giáo, 500 mục từ. Trang
77
[7]
JPIC Passionist. Trang 18.
[8]
1Cor 1, 23
[9]
JPIC Passionist. Trang 21.
[10]
Ga 15, 12
Điên rồ thật! Cám ơn người anh em về bài viết đậm chất Passionist. :D
ReplyDelete