Dòng Thương Khó Chúa Giêsu Kỉ Niệm Năm Thánh 300 Năm
Năm Thánh 300 Năm
Dòng Thương Khó Chúa Giêsu
Năm Thánh 300 Năm
Dòng Thương Khó Chúa Giêsu
I.
Năm Thánh Của
Người Do Thái
1. Kinh Thánh
·
Khởi đi từ đoạn Kinh Thánh trong sách Lêvi 25:
8-17
“Các ngươi phải tính bảy tuần năm, nghĩa là bảy lần bảy năm;
thời gian của bảy tuần năm đó là bốn mươi chín năm. Tháng thứ bảy, ngày mồng
mười trong tháng, (các) ngươi sẽ thổi tù và giữa tiếng reo hò; vào ngày Xá tội,
(các) ngươi sẽ thổi tù và trong toàn xứ các ngươi. Các ngươi sẽ công bố
năm thứ năm mươi là năm thánh và sẽ tuyên cáo trong xứ lệnh ân xá cho mọi người
sống tại đó. Ðối với (các) ngươi, đó là thời kỳ toàn xá: mỗi người trong các
ngươi sẽ trở về phần sở hữu của mình, mỗi người sẽ trở về dòng họ của mình. Ðối
với các ngươi, năm thứ năm mươi sẽ là thời kỳ toàn xá: các ngươi không được
gieo, không được gặt lúa tự nhiên mọc, không được hái trong vườn nho không cắt
tỉa. Vì đó là thời kỳ toàn xá, một năm thánh đối với các ngươi, các ngươi
sẽ ăn hoa lợi của đồng ruộng.
Năm toàn xá đó, mỗi người trong các ngươi sẽ trở về phần sở
hữu của mình. Nếu các ngươi bán cái gì cho người đồng bào hoặc mua
cái gì từ tay người đồng bào, thì đừng ai làm thiệt hại người anh em
mình. Ngươi sẽ mua của người đồng bào theo số năm sau năm toàn xá, và nó sẽ
bán cho ngươi theo số năm thu hoạch. Còn nhiều năm thì ngươi mua giá cao,
còn ít năm thì ngươi mua giá thấp, vì nó bán cho ngươi một số năm thu hoạch. Không
ai trong các ngươi được làm thiệt hại người đồng bào, nhưng (các) ngươi phải
kính sợ Thiên Chúa của (các) ngươi, vì Ta là Ðức Chúa, Thiên Chúa của (các)
ngươi.
·
Năm Thánh (A Holy Year) nhằm mục đích thúc đẩy,
cổ võ đời sống thánh thiện. Đây là một cách diễn đạt mang tính Giáo hội và thường
đề cập đến hành động ban ơn toàn xá của Giáo hoàng.
·
JUBILEE là một từ có nguồn gốc từ Kinh Thánh và có
ý nghĩa tôn giáo và đã đi vào đời sống của con người. Từ này cũng diễn tả một số
ngày kỷ niệm đặc biệt như: kết hôn, hồng ân linh mục ... Từ Jubilee diễn tả ý
nghĩa một ý nghĩa long trọng của sự kiện cũng như cử hành.
· JUBILEE xuất phát từ “IOBEL”. Đây là từ tiếng Do Thái để chỉ sừng dê, được dùng làm kèn, gọi là "Shofar", để triệu tập dân chúng và bắt đầu Năm Thánh.
2. Năm Thánh Của Người Do Thái
v Về
bản chất, Năm Thánh của người Do Thái đặc trưng bởi những điểm này:
·
Việc trả lại đất đai cho chủ sở hữu ban đầu: “…
Ðất thì không được bán đứt, vì đất là của Ta, còn các ngươi chỉ là ngoại kiều,
là khách trọ nhà Ta” (Lv 25:23)
·
Xóa nợ
·
Giải phóng nô lệ và tù nhân
·
Để Trái đất, thiên nhiên được nghỉ ngơi
è
Tất cả nhằm nhân danh và công nhận quyền làm chủ
(lordship) và sự thánh thiện của Thiên Chúa: “Bởi vì Ta là Thiên Chúa, Thiên
Chúa của ngươi”
v Những
tác động về khía cạnh xã hội - tôn giáo trong Năm Thánh của người Do Thái
ü
Năm Thánh của người Do Thái về cơ bản là một cuộc
giải phóng cho con người và cho các tạo vật khác qua việc nhân danh Thiên Chúa.
Đây một cuộc giải phóng khỏi những thứ trái với tự do và phẩm giá của con người
và qua đó mang lại lợi ích cho thế giới con người, thoát khỏi sự bóc tàn bạo và
mọi người cũng như các thụ tạo khác được nghỉ ngơi trong một năm
ü
Làm mới các mối quan hệ với tha nhân và thiên
nhiên
ü
Lấy lại sự công bằng và bình đẳng xã hội, cũng
như củng cố tình đoàn kết không chỉ giữa con người mà còn với thiên nhiên.
ü
Tặng ban cho tất cả mọi người, ngay cả đối với
trái đất, về một khả thể mới, một cơ hội mới, một sự khởi đầu mới.
ü
Năm Thánh của người Do Thái là sự đổi mới và
khai mạc một giai đoạn mới.
è
Tóm lại, Năm Thánh của người Do Thái có ý nghĩa tạo
ra một sự đổi mới cho tất cả mọi người cũng như mọi thọ tạo. Nó cũng giống như
một cuộc tẩy rửa chung và một sự nỗ lực để tái tạo thế giới tốt đẹp hơn. Đặc biệt,
Năm Thánh ban tặng một sự khởi đầu mới trong sự công nhận và tôn trọng quyền làm
chủ của Thiên Chúa đối với con người và thiên nhiên.
Tuy nhiên, nhiều học giả nghi ngờ tới tính thực
tế của Năm Thánh và cho rằng đây là một tham vọng mà không biết lúc nào mới được
hiện thực hóa.
è Thế nhưng, Năm Thánh của người Do Thái không phải là một giấc mơ hay là một lí tưởng hão huyền. Thay vào đó, nó là dấu hiệu, một dấu chỉ của một mục tiêu, một hoạch định mà mọi người phải cố gắng để đạt được (công bằng xã hội, đoàn kết với con người và thiên nhiên, v.v.) dù chúng ta biết rằng chúng ta sẽ không bao giờ có thể hoàn thành mục tiêu đó một cách trọn vẹn. Thực sự, chúng ta sẽ không bao giờ nên hoàn thiện như Cha ở trên trời, như Chúa Giêsu dạy chúng ta (Mt 5:48), nhưng mỗi ngày chúng ta phải thực hiện một bước để hướng tới mục tiêu đó. Theo nghĩa này, Năm Thánh cũng phải được nghĩ đến, trên hết, trong tầm nhìn của tương lai.
3. Chúa Giêsu và Năm Thánh
·
Trong hội đường Nazareth, Chúa Giêsu ám chỉ đến
Năm Thánh và diễn giải lại khi Người trích dẫn những lời của ngôn sứ Isaia là của
mình (Is 61,1-2), để mô tả sứ mạng của Người:
" Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa
đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã
sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được
sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa.”
(Lc 4, 18-19).
·
Và Người giải thích: "Hôm nay đã ứng nghiệm
lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe" (Lc 4:21).
· Định nghĩa ý nghĩa và đầy đủ nhất về Năm Thánh: một sứ điệp của vui mừng, một năm hồng ân được tặng ban từ Chúa.
II. Năm Thánh Của Người Kitô Hữu
·
Việc công bố Năm Thánh / Năm Thánh đầu tiên
trong lịch sử Kitô giáo có từ thời Giáo hoàng Bôniface VIII, trong sắc lệnh Antiquorum
habet fida relatio, được công bố vào ngày 22 tháng 02 năm 1300.
·
Việc công bố Năm Thánh nhằm đáp ứng một nguyện vọng
của nhiều người Kitô hữu về việc ban ơn Toàn xá 100 năm dành cho những ai đi hành
hương Vương cung thánh đường Thánh Phêrô ở Rôma vào đầu năm 1300.
·
Có thể nói, Năm Thánh Kitô giáo được hình thành
từ một sự thôi thúc đạo đức bình dân, gần như là một nhu cầu của dân Chúa mà
sau này Giáo hội ghi nhận và đưa vào quy định.
·
Năm Thánh của thời Giáo hoàng Bôniface VIII rõ
ràng bắt nguồn từ Năm Thánh của người Do Thái và cũng lấy lại tinh thần cũng
như ý tưởng về sự ân xá, về sự giải phóng do Thiên Chúa thực hiện.
·
Trên thực tế, Năm Thánh Kitô giáo đầu tiên này tập
trung vào sự ân xá toàn thể, nghĩa là sự toàn xá, sự tha thứ tội lỗi. Do đó sự
toàn xá này đó là lòng thương xót của Thiên Chúa, và đi kèm với một số hành động
đền tội, bao gồm cả việc hành hương đến Vương cung thánh đường Thánh Phêrô (30
lần đối với người La Mã và 15 lần với người nước ngoài).
·
Tuy nhiên, điều này dường như loại bỏ khía cạnh
liên đới với thiên nhiên như Năm Thánh của người Do Thái.
·
Trong suốt lịch sử, Năm Thánh đã được thay đổi
nhiều hình thức và làm phong phú thêm với một số nghi lễ, bao gồm nghi lễ được
biết đến nhiều nhất là việc mở Cửa Thánh: Năm Thánh như một con đường dẫn đến sự
hoán cải.
è
Thật vậy, Năm Thánh Kitô giáo là một lời kêu gọi
long trọng và đặc biệt để hoán cải và nên thánh.
v Sự
kêu gọi hoán cải và nên thánh cũng được hiện thực hóa bằng các hành động cụ thể
để sống Năm Thánh:
ü
Hành hương đền tội
ü
Hoán cải đời sống
ü
Đến với Bí tích Hòa giải và tin tưởng vào lòng
thương xót của Thiên Chúa
ü
Tham dự bữa tiệc Thánh Thể
ü
Bắt đầu lại “cuộc sống mới” với tư cách là con
cái của Thiên Chúa
è Như vậy, Năm Thánh không phải là một sự kiện mang tính đời thường hay một sự kiện cao siêu, xa với thực tế. Nhưng đây là dịp để kích lệ và ban cơ hội để người Kitô hữu dấn thân trong đời sống đức tin của mình.
III.
Năm Thánh Của Dòng Thương Khó Chúa Giêsu
1. Cha Thánh Phaolô Thánh Giá – Đấng Sáng Lập
·
Đây là Năm Thánh đầu tiên trong lịch sử của Dòng
Thương Khó Chúa Giêsu và được tổ chức nhằm kỉ niệm 300 năm thành lập Dòng
Thương Khó Chúa Giêsu.
·
Do đó, như điểm trung tâm, Năm Thánh quy hướng về
Cha Thánh Phaolô Thánh Giá -Đấng Sáng Lập: cuộc đời, sứ điệp của ngài, đặc sủng
của ngài và đời sống của các tu sĩ Thương Khó những người đang tiếp tục tinh thần
và đặc sủng của ngài.
·
Năm Thánh còn mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng
nữa đó chính là nó được diễn ra trong giai đoạn đời sống ơn gọi đang suy giảm một
cách trầm trọng, nhất là ở Tây Phương
·
Như vậy, Năm Thánh là cơ hội để mỗi tu sĩ Thương
Khó:
ü
Đào sâu và điều chỉnh lại căn tính trong đặc sủng
của Thánh Phaolô Thánh Giá
ü
Lắng nghe những đòi hỏi của thế giới đối với những
tu sĩ Thương Khó
ü
Công bố và làm chứng về cuộc Thương Khó của Chúa
Giêsu trong những hành động cụ thể
ü
Đào sâu về những lời rao giảng, sứ vụ và đời sống
cộng đoàn của mỗi tu sĩ Thương Khó
ü
Đặt lại những câu hỏi về lý do dẫn đến cuộc khủng
hoảng ơn gọi
ü
Mang lại sức sống mới, hoa trái và ơn ích cho Hội
Dòng
· Tất cả những hoạch định trên, được gói gọn trong khẩu hiệu của biểu tượng Năm Thánh: Đổi mới sứ vụ: Lòng biết ơn - Ngôn sứ - Niềm hi vọng. Khẩu hiệu này phần nào phản ánh mong mỏi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Năm Đời sống Thánh hiến (30/11/2014 - 2/2/2016): Nhìn về quá khứ với lòng biết ơn, sống hiện tại với đam mê và bước tới tương lai với hi vọng. (Thư gửi những người sống đời thánh hiến, 28.11.14).
2. Thời Gian Của Năm Thánh
v
Năm Thánh bắt đầu từ ngày 22 tháng 11 năm 2020 tới
ngày 01 tháng 01 năm 2022
·
Dòng Thương Khó Chúa Giêsu ra đời trong chuỗi 40
ngày tĩnh tâm của cha thánh Phaolô Thánh Giá tại nhà thờ thánh Carôlô ở
Castellazzo. Việc tĩnh tâm được bắt đầu bằng việc cha Phaolô rời bỏ gia đình và
khoắc lên mình bộ tu phục như một ẩn sĩ (22/11/1720)
·
Lễ mặc tu phục của cha Phaolô dự định được tổ chức
vào ngày 21 tháng 11 năm 1720 (nhân ngày lễ Đức Mẹ dâng mình trong đền thờ)
nhưng sau đó đã được chuyển vào ngày 22 tháng 11 năm 1720, tức la ngày thứ Sáu
– ngày Giáo hội kính nhớ cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu.
·
Ngày 23 tháng 11 năm 1720, cha thánh Phaolô bắt
đầu tĩnh tâm trong một căn phòng nhỏ gần phòng thánh của nhà thờ thánh Carôlô.
·
Trong suốt 40 ngày tĩnh tâm (23/11/1720 –
01/01/1721), cha Phaolô ở lại đây đã có những kinh nghiệm thiêng liêng về việc
chiêm ngắm Chúa Giêsu chịu đau khổ. Ngài cũng được an ủi, được cho biết những
tri thức siêu vượt. Đồng thời, ngài cũng trải qua những đêm tối trống vắng, cô
đơn, cằn cỗi trong tâm hồn.
·
Trong khoảng thời gian này, từ ngày 02 đến 07/12
1720, cha Phaolô đã viết Tu Luật cho "Người nghèo của Chúa Giêsu".
Đây là tên gọi đầu tiên mà ngài muốn đặt cho Hội Dòng và sau này “Người Nghèo của
Chúa Giêsu” được đổi tên thành Dòng Thương Khó Chúa Giêsu. Trong Nhật Kí Thiêng
Liêng của mình, ngài viết: "Tôi viết như thể có ai đó đang sai khiến
tôi."
· Cha Phaolô kết thúc cuộc tĩnh tâm vào ngày 01 tháng 01 năm 1721. Đây là lý do tại sao Năm Thánh diễn ra từ ngày 22 tháng 11 năm 2020 cho tới 01 tháng 01 năm 2022.
3. Ủy Ban Kỉ Niệm Năm Thánh 300 Năm
·
Vào ngày 15 tháng 02 năm 2017, Bề trên Tổng quyền
đã thành lập Ủy ban Kỉ niệm Năm Thánh 300 thành lập Hội Dòng, bao gồm 6 thành
viên, mỗi thành viên đến từ một khối của Dòng Thương Khó Chúa Giêsu
·
Nhiệm vụ của Ủy ban: không phải tập trung vào thành
quả, ảnh tượng kỉ niệm, huân chương v.v ... nhưng là các sáng kiến nhằm nâng
cao đời sống thiêng liêng, sứ vụ tông đồ và đời sống của toàn thể các tu sĩ
Thương Khó. Ủy ban đã họp lần đầu tiên từ ngày 08 đến ngày 22 tháng 09 năm
2017.
v Một
số hoạt động khác của Năm Thánh
ü
Đưa kỉ nguyên thứ ba (300 năm) thành Năm Thánh
kéo dài
ü
Bắt đầu các hoạt động ngay lập tức để thu hút
toàn Hội Dòng vào trong ý tưởng của Năm Thánh bằng cách phát động một cuộc thi
thiết kế biểu tượng Năm Thánh
ü
Mời các nhạc sĩ của Gia đình Thương Khó sáng tác
một bài hát chủ đề cho Năm Thánh
ü Chuẩn bị một linh ảnh Năm Thánh (Jubilee Icon) và sẽ được di chuyển như một cuộc hành hương đến tất cả các cộng đồng của Hội Dòng trước và trong Năm Thánh.
v Logo
Năm Thánh
·
Sự hưởng ứng của các cộng đoàn để thiết kế logo
Năm Thánh thật bất ngờ, nhanh chóng và diễn ra rộng rãi. Ủy ban đã nhận được 30
logo và một số thiết kế khá ý nghĩa dành cho Năm Thánh
· Khẩu hiệu của Năm Thánh: Đổi mới sứ vụ: Lòng biết ơn - Ngôn sứ - Niềm hi vọng đã được Ủy Ban Năm Thánh chọn không chỉ cho Năm Thánh, mà còn là chủ đề của Tổng Công Hội lần thứ 47 (tháng 10 năm 2018) và của Tu Nghị của Hội Dòng vào tháng 10 năm 2021 tới.
v Khẩu
Hiệu Năm Thánh
Đổi
mới sứ vụ: Lòng biết ơn - Ngôn sứ - Niềm hi vọng
·
Bề trên Tổng quyền, cha Joachim Rego CP, đã giải
thích ý nghĩa của khẩu hiệu Năm Thánh như sau:
ü
Chúng ta “khiêm tốn nhớ lại quá khứ để tạ ơn
Thiên Chúa tình yêu và lòng thương xót của Ngài đã ban cho chúng ta (Lòng biết
ơn)
ü
Đọc các dấu chỉ của thời đại và tìm ra những
cách thức mới để truyền giáo qua lăng kính về sự Thương Khó của Đức Kitô (Ngôn
sứ)
ü
Phân định các kế hoạch và lời hứa của Thiên Chúa
về một tương lai có ý nghĩa (Niềm hi vọng)”.
·
Tất cả các cuộc cử hành trong Năm Thánh phải hướng
đến:
ü
Đào sâu cam kết của chúng ta về lời khấn làm sống
động lại cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu như là một cách biểu lộ tình yêu vĩ đại
của Thiên Chúa cho con người và thụ tạo khác.
ü
Tìm kiếm những cách thức mới để hiện thực hóa lời
khấn trên
ü
Đổi mới sứ mạng loan báo Tin Mừng về sự Thương
Khó của chúng ta
(Jubilaeum.cp, n.01, tháng 10 năm 2018, trang 3)
v Đổi
Mới Sứ Vụ
·
Cha Bề trên Tổng quyền đã viết trong báo cáo của
mình cho Tổng Công Hội 47 rằng: "Đời sống cộng đoàn và sứ vụ của chúng ta
không thể tách rời nhau: chúng là hai mặt của một đồng tiền ... Cả hai cùng
nhau định hình căn tính và bản sắc người tu sĩ Thương Khó là ai”
·
“Chúng ta là ai” và “chúng ta làm gì” có mối
liên hệ với nhau và tương quan qua lại với nhau. “Việc chúng ta tham gia vào công
việc tông đồ được khơi đi từ chính cuộc sống của chúng ta trong cộng đoàn” (Hiến
Pháp 67). Vì vậy, tôi tin rằng khi chúng ta nói đến việc “canh tân sứ vụ” cũng
chính là chúng ta “đổi mới chính mình”.
·
"Sứ vụ" của Hội Dòng đã được đưa ra và
hướng dẫn rõ ràng. Tuy nhiên, vì sứ vụ của chúng ta khởi đi từ căn tính “chúng
ta là ai”, nên chúng ta phải thường xuyên cởi mở để tự đổi mới.
·
Đó là sự cởi mở, dấn thân và đáp lại những gì
Chúa đang mời gọi chúng ta.
·
Đó là lời kêu gọi liên tục hoán cải và sám hối
vì Nước Trời.
è Như vậy, chúng ta phải hướng tới tính năng động của Năm Thánh. Tức là đổi mới, giải phóng, khởi đầu lại, xót thương, hoán cải để cùng với tâm tình và cảm thức chung trong Năm Thánh của Hội Dòng - Đổi mới sứ vụ: Lòng biết ơn - Ngôn sứ - Niềm hi vọng
v Tóm
Lại
Năm Thánh của Hội Dòng Thương Khó Chúa
Giêsu là:
1.
Một năm đặc biệt của ân sủng, của lòng thương
xót, của sự đổi mới
2.
Một năm để bày tỏ lòng biết ơn đối với Thiên
Chúa về đặc sủng Ngài đã truyền cảm hứng cho Thánh Phaolô Thánh Giá và để tiếp
tục tìm hiểu và đào sâu về đặc sủng, linh đạo và sứ vụ của Hội Dòng trong thời
đại mới
3.
Một năm để sinh hoa kết quả mới cho đặc sủng Thương
Khó, tìm kiếm những cách thức mới để làm chứng và loan báo cho thế giới ngày
nay rằng cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu Kitô là công trình vĩ đại nhất và tuyệt
vời nhất của tình yêu Thiên Chúa
4.
Một năm để lắng nghe tiếng kêu khóc của người
nghèo, để lớn lên trong sự gần gũi và tình liên đới với “những người bị đóng
đinh” của ngày hôm nay
è
Tóm lại: một năm đổi mới, khởi đầu mới, tìm kiếm
cơ hội mới cho đời sống và tương quan với Thiên Chúa, tha nhân và thiên nhiên.
Comments
Post a Comment