Tu hội dòng (hội dòng thánh hiến), Tu hội đời và Tu đoàn tông đồ



Bảng đối chiếu những điểm chính giữa tu hội dòng (hội dòng thánh hiến), tu hội đời và tu đoàn tông đồ về: khái niệm, hình thức sống, lời tuyên khấn hay mối dây ràng buộc, các loại tu hội/đoàn, việc thâu nhận, việc đào tạo, việc sa thải, chuyển sang tu hội/đoàn khác.


Tu Hội Dòng
Tu Hội Đời
Tu Đoàn Tông Đồ

Khái Niệm
Là một xã hội, trong đó các phần tử tuyên giữ các lời khấn công khai, trọn đời hay tạm thời, nhưng lặp lại khi mãn hạn tùy theo luật riêng, và sống chung đời huynh đệ. (đ.607 #2)
Là một tu hội thánh hiến, trong đó các Kitô hữu sống giữa thế giới cố gắng vươn tới sự hoàn hảo của đức ái và góp phần vào việc thánh hoá thế giới một cách đặc biệt từ bên trong. (đ.710)
Là tu hội mà các thành viên theo đuổi mục đích tông đồ riêng, và vươn tới sự hoàn hảo của đức ái qua việc tuân giữ hiến pháp. (đ.731 #1)
Hình Thức Sống
Đời sống chung huynh đệ (đời sống cộng đoàn). (đ.607 #2)
Sống giữa đời (sống một mình, hoặc sống chung với gia đình, hay theo nhóm, chiếu theo hiến pháp). (đ. 710 - 714)
Đời sống chung huynh đệ (đời sống cộng đoàn). (đ.731 #1)

Lời Tuyên Khấn Hay Mối Dây Ràng Buộc

Tuyên giữ ba lời khuyên Phúc Âm bằng lời khấn công.[1] (đ.654)

Phải giữ những quy định về 3 lời khuyên Phúc âm như tu hội dòng (đ.598-601), nhưng tu hội đời không có lời khấn công khai mà chỉ có các mối dây ràng buộc thánh. (đ.712)

Dù không có lời khấn dòng (đ.731), nhưng các tu đoàn có “những mối dây ràng buộc thánh” theo hiến pháp quy định. (đ.731 #2)

Các Loại Tu Hội/Đoàn

*Tu hội dòng thuộc quyền Giáo Hoàng (đ.589) hoặc quyền Giáo Phận. (đ.579)
*Tu hội dòng có thể là tu hội dòng giáo sĩ (đ.588 #2) hoặc giáo dân. (đ.588 #3)

*Tu hội dòng thuộc quyền Giáo Hoàng hoặc quyền Giáo Phận. (đ.727)
*Tu hội dòng có thể là tu hội dòng giáo sĩ (đ.713 #3) hoặc giáo dân. (đ.713 #2)

*Tu đoàn thuộc quyền Giáo Hoàng hoặc quyền Giáo Phận. (đ.732)
* Tu đoàn tông đồ có thể là tu đoàn giáo sĩ hoặc giáo dân. (đ.732)




Việc Thâu Nhận

* Quyền thâu nhận: Quyền thâu nhận ứng sinh vào tập viện thuộc về các Bề Trên cấp cao. (đ.641)
* Các yếu tố cần có của người được thu nhận (đ. 642):[2] đủ độ tuổi đòi buộc (17tuổi), có sức khoẻ, tính tình thích hợp, đầy đủ các đức tính của sự trưởng thành.
* Không được thâu nhận các giáo sĩ triều nếu chưa tham khảo Đấng Bản Quyền riêng của những người này và cũng không được thâu nhận những người mắc những món nợ không thể chi trả. (đ.644)

Thẩm quyền: Việc thâu nhận thành viên thuộc về vị điều hành cấp cao cùng với ban cố vấn, chiếu theo hiến pháp. (đ.720)
Những người thâu nhận sẽ vô hiệu: (đ.721)
- Người chưa đến tuổi trưởng thành (chưa 18 tuổi trọn);
- Người đang bị một mối dây thánh ràng buộc trong một tu hội thánh hiến hoặc đã gia nhập vào một tu đoàn tông đồ;
- Người phối ngẫu, bao lâu hôn nhân còn hiệu lực.
Hiến pháp tu hội có thể ấn định những ngăn trở hay điều kiện khác nhau cho việc thâu nhận thành viên. (đ.721 #2)

* Luật riêng của tu đoàn xác định việc thâu nhận, thử luyện, gia nhập và đào tạo các thành viên. (đ.735 #1)
* Việc thâu nhận vào tu đoàn phải giữ các điều kiện được ấn định trong các điều 642-645. (đ.735 #2)
Việc nhập tịch của giáo sĩ:
* Trong tu đoàn giáo sĩ, các giáo sĩ được nhập tịch vào chính tu đoàn. (đ.736)






Việc Đào Tạo

* Nhà tập: (đ.652)
- Nhận định và trắc nghiệm ơn gọi. (đ.652 #1)
- Hướng dẫn để phát huy các nhân đức nhân bản, các nhân đức Kitô giáo, đời sống cầu nguyện và hy sinh, cách đọc và suy gẫm Kinh Thánh, việc tôn thờ Chúa trong phụng vụ thánh. (đ.652 #2)
- Học về đời thánh hiến qua các lời khuyên Phúc Âm, về tu hội, và lòng yêu mến Giáo Hội. (đ.652 #2)

* Sau khi khấn đầu: (đ.659)
Mục đích: việc đào tạo sau khi khấn đầu để các thành viên có được nếp sống riêng của tu hội cách trọn vẹn hơn và thực hiện sứ mạng phù hợp hơn. (đ.659 #1)
Chương trình: luật riêng phải quy định chương trình và thời gian sao cho phù hợp với nhu cầu giáo hội và xã hội, cũng như mục tiêu của tu hội. (đ.659 #2)
Việc đào tạo cho hàng giáo sĩ được chi phối bởi luật phổ quát và chương trình của tu hội. (đ.659 #3)
Lĩnh vực huấn luyện: Việc đào tạo phải có hệ thống, thích ứng với học viên, phải có các mặt thiêng liêng và tông đồ, lý thuyết và thực hành. (đ.660)

* Sau khi khấn trọn: (đ.661)
Các tu sĩ phải chăm chú việc đào tạo suốt đời, và các bề trên phải chăm lo để họ có điều kiện được đào tạo




Giai đoạn thử luyện:
- Việc thử luyện phải được tổ chức sao cho ứng sinh hiểu biết rõ ơn thiên triệu của mình trong tu hội, cũng như được đào tạo theo tinh thần và lối sống của tu hội. (đ.722 #1)
- Ứng sinh được đào tạo thích đáng để sống các lời khuyên Phúc âm và hướng đời mình về công việc tông đồ sao cho phù hợp với mục đích, tinh thần và đắc tính của tu hội. (đ.722 #2)
Thời gian thử luyện này không được dưới 2 năm. (đ.722 #3)

Gia nhập tạm:
- Sau thời gian thử luyện, ứng sinh được xét là xứng hợp thì phải đảm nhận 3 lời khuyên Phúc âm được đóng ấn bằng mối dây ràng buộc thánh, hoặc phải rời tu hội. (đ.723 #1)
- Sự gia nhập tạm thời này theo hiến pháp quy định, nhưng không được dưới 5 năm. (đ.723 #2)
- Sau khi gia nhập tạm, việc đào tạo phải được tiếp tục theo hiến pháp. (đ.724 #1)

Gia nhập dứt khoát:
- Hết thời gian gia nhập tạm, thành viên nào được xét là xứng hợp thì phải được cho gia nhập trọn đời hoặc dứt khoát, bằng cách phải luôn lập lại những mối dây ràng buộc tạm thời. (đ.723 #3)
- Việc gia nhập dứt khoát được coi tương đương với gia nhập trọn đời đối với một số hiệu quả pháp lý cần phải được xác định trong hiến pháp. (đ.723 #4)
- Các thành viên phải được đào tạo về đạo đức và nhân bản. (đ.724 #2)

* Việc huấn luyện được xác định do luật riêng của mỗi tu đoàn. (đ.735 #1)

* Luật riêng phải xác định chương trình thử luyện và huấn luyện thích hợp với mục đích và đặc tính của tu đoàn, nhất là về phương diện đạo lý, thiêng liêng và tông đồ, nhằm giúp các phần tử hiểu rõ ơn thiên triệu và chuẩn bị thích đáng vào việc tông đồ và vào đời sống của tu đoàn. (đ.735 #3)

* Về những gì liên can đến chương trình học vấn và chịu chức thánh, thì phải giữ các quy tắc của các giáo sĩ triều. (đ.736 #2)







Việc Sa Thải

* Đương nhiên bị sa thải: (đ.694 #1)
- Lìa bỏ đức tin
- Đã kết hôn hoặc mưu toan kết hôn.

* Phải bị sa thải: (đ.695)
- Giết người (đ.1397)
- Phá thai (đ.1398)
- Dâm dục (đ.1395)

* Có thể bị sa thải:
Khi có lý do trầm trọng bên ngoài: (đ.696)
- Thường xuyên chểnh mảng các nghĩa vụ đời thánh hiến
- Nhiều lần tái phạm các lời khấn
- Ngoan cố không tuân giữ những quy định hợp pháp của bề trên trong vấn đề quan trọng
- Sinh gương xấu trầm trọng do cách xử sự sai lỗi của thành viên
- Ngoan cố ủng hộ hay truyền bá các học thuyết đã bị huấn quyền Giáo Hội kết án
- Công khai tán đồng các ý thức hệ nhiễm thuyết duy vật hay vô thần
- Vắng mặt bất hợp pháp kéo dài đến sáu tháng.

* Thủ tục sa thải: [3]
Tuỳ theo mức độ và lý đó sa thải mà tiến hành các thủ tục cho phù hợp.

* Kháng cáo:
Để được hữu hiệu, sắc lệnh phải nói rõ là thành viên vị sa thải có quyền kháng cáo lên nhà chức trách có thẩm quyền trong vòng 10 ngày kể từ lúc nhận được thông báo. Việc kháng cáo này có hiệu lực đình hoãn việc thi hành sắc lệnh sa thải. (đ.700)

* Quyền lợi và nghĩa vụ của việc sa thải:
- Việc sa thải hợp pháp bao hàm các lời khấn cũng như các quyền lợi và các nghĩa vụ phát sinh từ việc tuyên khấn bị chấm dứt. (đ.701)
- Nếu là giáo sĩ, thì không thể thi hành chức thánh cho đến khi tìm được một Giám Mục nhận vào Giáo Phận của ngài theo quy tắc của điều 693 (phải có cư sở ở một giáo phận nào đó). (đ.701)
- Những thành viên đã ra khỏi hội dòng hoặc bị sa thải cách hợp pháp, thì không được đòi hỏi hội dòng điều gì về bất cứ công việc nào đã làm trong hội dòng. Tuy nhiên, tu hội phải giữ sự hợp tình hợp lý và đức bác ái của Phúc âm đối với người ấy. (đ.702)

* Việc sa thải khẩn cấp khỏi nhà: (đ.703)
- Trong trường hợp sinh gương xấu nặng bên ngoài hoặc sắp xảy ra một thiệt hại nặng cho tu hội, thì bề trên cấp cao, hoặc nếu chờ đợi sẽ có nguy hại, thì bề trên địa phương, với sự chấp thuận của ban cố vấn, có thể sa thải một thành viên ra khỏi “nhà dòng” ngay tức khắc.
*Lưu ý: việc sa thải khỏi nhà không đồng nghĩa là sa thải khỏi hội dòng. Tuy nhiên, “nếu cần, bề trên cấp cao phải lo tiến hành thủ tục sa thải chiếu theo quy tắc của luật hoặc phải đệ trình sự việc lên Toà Thánh”. (đ.703)

Thành viên bị sa thải chiếu theo những quy định như đối với người tu sĩ trong tu hội dòng ở các điều 694 và 695. Ngoài ra, hiến pháp phải quy định thêm những lý do nghiêm trọng sa thải khác.
Việc sa thải phải giữ theo thủ tục trong các điều 697-700 như đối với tu sĩ của tu hội dòng. (đ.729)

* Với thành viên chưa dứt khoát gia nhập: việc rời bỏ tu đoàn và việc sa thải được chi phối bởi hiến pháp của mỗi tu đoàn. (đ.742)

* Với thành viên đã dứt khoát gia nhập: vị điều hành tổng quyền, với sự chấp thuận của ban cố vấn, có thể ban đặc ân xuất tu, trừ khi quyền này được hiến pháp dành riêng cho Toà Thánh, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 693, nếu thành viên là giáo sĩ. (đ. 743)

* Về việc sa thải một thành viên đã dứt khoát gia nhập, phải giữ các điều 694-704, với những thích nghi cần thiết. (đ.746)


Chuyển sang tu hội/đoàn khác.

* Để một thành viên đã khấn trọn đời chuyển sang một hội dòng khác thì: (đ.684)
- Cần có phép của 2 Bề trên Tổng quyền với sự chấp nhận của ban cố vấn của mỗi vị. (đ.684 #1)
- Thử thách: ít là 3 năm, sau đó có thể khấn trọn nơi hội dòng mới. (đ.684 #2)
- Để một tu sĩ có thể chuyển từ đan viện sang đan viện khác cùng dòng hay cùng liên hiệp thì chỉ cần sự thoả thuận của bề trên cao cấp của 2 đan viện, và không buộc phải khấn lại. (đ.684 #3)
- Để một tu sĩ chuyển sang tu hội đời hay tu đoàn tông đồ, hay 2 nơi này sang hội dòng, thì phải có phép của Toà Thánh. (đ.684 #5)

*  Để chuyển từ một tu hội đời sang tu hội đời khác, thành viên phải giữ những quy định của các điều 684 #1,2,4 và 685);

* Thành viên tu hội đời chuyển sang tu hội dòng hay tu đoàn tông đồ, hoặc ngược lại, thì phải có phép Tông Toà. (đ.730)


* Vị điều hành Tổng quyền, với sự chấp thuận của ban cố vấn, có quyền cho phép một thành viên đã dứt khoát gia nhập được chuyển sang một tu đoàn tông đồ khác. (đ.744 #1)
* Để chuyển sang tu hội thánh hiến hay chuyển từ tu hội thánh hiến sang tu đoàn tông đồ, phải có phép của Toà Thánh. (đ.744 #2)





[1] GL 1192 #1 “Lời khấn là công, nếu được Bề Trên hợp pháp chấp nhận nhân danh Giáo Hội; nếu không thì lời khấn là tư.”
[2] Những ngăn trở vô hiệu cho việc thâu nhận vào Tập Viện: (đ.643 #1)
·      Người chưa đủ mười bảy tuổi trọn.
·      Người phối ngẫu, bao lâu hôn nhân còn hiệu lực.
·      Người đang còn liên kết với một tu hội thánh hiến bằng mối ràng buộc thánh.
·      Người vào tu hội do ảnh hưởng của bạo lực, sợ hãi nghiêm trọng hay man trá, hoặc người được bề trên nhận vào dưới một ảnh hưởng tương tự như thế.
·      Người giấu giếm việc mình đã gia nhập một tu hội thánh hiến hay một tu đoàn tông đồ.
[3] Thủ tục sa thải
Trường hợp đương nhiên sa thải: (đ.694 #2)
·      Thu thập các bằng chứng,
·      Bề trên cấp cao cùng với ban cố vấn phải tuyên bố ngay việc sa thải.
Trường hợp buộc phải sa thải: (đ.695 #2)
·      Thu thập các bằng chứng về sự kiện và về việc quy trách nhiệm,
·      Bề trên cấp cao thông báo cho đương sự biết lời tố cáo và các bằng chứng,
·      Cho đương sự quyền tự biện hộ.
·      Tất cả các văn kiện được bề trên cấp cao và công chứng viên ký tên, cùng với các câu trả lời do đương sự viết và ký, phải được chuyển lên vị điều hành tổng quyền (đ. 698-700).
Trường hợp có thể sa thải:
Bề trên cấp cao phải:
·      Thu thập và bổ túc các bằng chứng;
·      Cảnh cáo đương sự bằng văn bản hoặc trước mặt hai nhân chứng với lời ngăm đe rõ ràng sẽ bị sa thải, nếu không có lòng hối cải, bằng cách thông báo cho thành viên biết rõ nguyên nhân sa thải và cho thành viên năng quyền tự biện hộ;
·      Nếu lời cảnh cáo vô hiệu, thì ngài phải tiến hành cảnh cáo lần thứ hai, sau một thời hạn ít nhất là mười lăm ngày;
·      Nếu lời cảnh cáo này cũng vô hiệu, và nếu bề trên cấp cao, cùng với ban cố vấn, nhận thấy là đương sự không thể sửa mình được và những lời biện hộ của đương sự không đủ, thì sau thời hạn mười lăm ngày đã trôi qua vô ích kể từ lần cảnh cáo cuối cùng, ngài phải chuyển lên vị điều hành tổng quyền tất cả các văn bản do chính ngài và công chứng viên ký tên, cùng với những câu trả lời của thành viên do chính thành viên ký tên. (đ.697)
·      Trong tất cả các trường hợp phải sa thải (đ.695) và có thể bị sa thải (đ.696), phải luôn tôn trọng quyền của thành viên được liên lạc với vị điều hành tổng quyền và trực tiếp trình bày với ngài những lời tự biện hộ. (đ.698)
·      Vị điều hành tổng quyền cùng với ban cố vấn phải gồm ít nhất là bốn thành viên mới thành sự, cùng tiến hành cách hiệp đoàn để cân nhắc cẩn thận các bằng chứng, các lý luận và các lời biện hộ; nếu việc sa thải đã được quyết định sau một cuộc bỏ phiếu kín, thì vị điều hành tổng quyền phải ban hành sắc lệnh sa thải, và để được hữu hiệu, sắc lệnh phải trình bày ít là cách sơ lược các lý do theo luật và theo sự kiện. (đ 699 #1)
·      Trong những đan viện tự trị được nói đến ở điều 615, việc ra sắc lệnh sa thải thuộc về Giám Mục Giáo Phận và bề trên phải trình lên Giám Mục các văn bản đã được ban cố vấn của mình xác minh. (đ.699 #2)
·      Sắc lệnh sa thải không có hiệu lực nếu đã không có sự chuẩn y của Toà Thánh, là nơi mà sắc lệnh và tất cả các văn bản phải được chuyển lên, đối với các tu hội thuộc luật giáo hoàng; hoặc không có sự chuẩn y của Giám mục giáo phận tại nơi có nhà được chỉ định cho tu sĩ ở, nếu là tu hội thuộc luật giáo phận.

Comments

Popular Posts