Đức Mẹ Sầu Bi - Bổn Mạng Dòng Thương Khó Chúa Giêsu

 

Đức Mẹ Sầu Bi

Bổn Mạng Dòng Thương Khó Chúa Giêsu



Việc sùng kính Đức Mẹ Sầu Bi, dĩ nhiên, dựa trên Kinh Thánh, nhưng phong trào này được phát triển vào cuối thế kỷ 11. Bằng chứng của việc sùng kính này được thể hiện trong thánh thi “Stabat Mater” (Mẹ Đứng) được cho là của tác giả Jacopone da Todi - một tu sĩ dòng Phanxicô và trong ngày lễ kính “Bảy Sự Thương Khó Của Đức Mẹ” (Seven Sorrows of Mary).

Bảy Sự Thương Khó Của Đức Mẹ:

  • 1.      Lời tiên báo của ông Simêon (Lc 2, 34-35)
  • 2.      Cuộc chạy trốn sang Ai-cập (Mt 2, 13-21)
  • 3.      Lạc mất Chúa ba ngày (Lc 41, 50)
  • 4.      Vác thập giá lên đỉnh Calvê (Ga 19, 17)
  • 5.      Chúa bị đóng đinh và tử nạn trên thập giá (Ga 19, 18-30)
  • 6.      Tháo xác Chúa (Ga 19, 39-40)
  • 7.      Táng xác Chúa (Ga 19,40-42).

Ban đầu, việc sùng kính này chỉ hướng về mối đau khổ tổng thể, cụ thể là tôn kính Đức Mẹ đau khổ đứng dưới chân Thập Giá và lễ kính “Bảy Sự Thương Khó Của Đức Mẹ” được cử hành vào ngày Thứ Sáu của tuần III sau lễ Phục Sinh (do Công Đồng Côlôgnê quy định). Tuy nhiên, năm 1233 tại Florence, Ý, khi dòng Tôi Tớ Đức Mẹ (the Order of the Servants of Mary) được thành lập, dòng đã thúc đẩy một phong trào sùng kính Đức Mẹ Sầu Bi một cách mạnh mẽ. Ngày 9 tháng 6 năm 1668, Thánh Bộ về Nghi Lễ (the Sacred Congregation of Rites) đã cho phép dòng Tôi Tớ Đức Mẹ cử hành Thánh Lễ ngoại lịch (Votive Mass) về “Bảy Sự Thương Khó Của Đức Mẹ”.

Năm 1912, Đức Giáo Hoàng Piô X đã ấn định toàn thể Giáo Hội cử hành lễ kính này chính thức vào ngày 15/9 hàng năm, sau lễ Suy Tôn Thánh Giá nhưng không phải lấy tước hiệu là “Bảy Sự Thương Khó Của Đức Mẹ” mà đổi thành “Đức Mẹ Sầu Bi” (Our Lady of Sorrows).

Đối với dòng Thương Khó Chúa Giêsu, cha thánh Phaolô Thánh Giá luôn dành sự sùng kính đặc biệt đối với những Đau Khổ của Đức Trinh Nữ Maria, vì ngài xem những đau khổ của Đức Mẹ có một sự gắn kết với Đức Kitô. Tước hiệu “Đức Mẹ Sầu Bi” cũng được ngài đặt tên cho các cộng đoàn và tỉnh dòng. Năm 1769, khi mở một cộng đoàn tại Corneto, ngài đã lấy tên là Nhà Tĩnh Tâm Đức Mẹ Sầu Bi. Tổng Công Hội lần thứ năm của dòng Thương Khó Chúa Giêsu, diễn ra năm 1769 tại cộng đoàn thánh Angêlô ở Vetralla, cha thánh Phaolô công bố thành lập hai tỉnh dòng: Đức Mẹ Dâng Mình và Đức Mẹ Sầu Bi. Bên cạnh đó, dòng Thương Khó Chúa Giêsu cũng được Tòa Thánh cho phép cử hành Thánh Lễ ngoại lịch “Bảy Sự Thương Khó Của Đức Mẹ” giống như dòng Tôi Tớ Đức Mẹ.

Tuy nhiên, sau cuộc cải cách của Giáo hoàng Piô X, dòng Thương Khó Chúa Giêsu đã cử hành Lễ Đức Mẹ Sầu Bi như một lễ kính. Đến năm 1941, Thánh Bộ về Nghi Lễ đã cho phép dòng Thương Khó Chúa Giêsu cử hành lễ Đức Mẹ Sầu Bi là lễ trọng (Solemnity) của dòng. Năm 1972, Tổng Công Hội của dòng đã quyết định chọn Đức Mẹ Sầu Bi làm Bổn Mạng Dòng Thương Khó Chúa Giêsu.

Nguồn:

  • ·         CP Missal Letter 2020
  • ·         Bài viết “Đức Mẹ Sầu Bi” – Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ

Comments

  1. Đức Mẹ sầu bi là bổn mạng của choa, bay ko dc nhận nhá! Tau méc với cụ Đa Minh, cho biết nhá!

    ReplyDelete
  2. Cho xin huy hiệu dòng thương khó ạ

    ReplyDelete

Post a Comment

Popular Posts