HỌP MẶT TU SĨ THƯƠNG KHÓ TRẺ TẠI CỘNG ĐOÀN THÁNH GIOAN VÀ PHAOLÔ, RÔMA - 03/10/2022
BÀI GIẢNG THÁNH LỄ KHAI MẠC
HỌP
MẶT TU SĨ THƯƠNG KHÓ TRẺ
TẠI
CỘNG ĐOÀN THÁNH GIOAN VÀ PHAOLÔ, RÔMA
03/10/2022
Cách
đây 2000 năm, Chúa Giêsu đã gọi các môn đệ và bắt đầu sai từng hai người một đi
vào trong lòng thế giới, đến mọi miền để loan báo Nước Thiên Chúa. Ngày nay, Ngài
vẫn tiếp tục sai những môn đệ của ngài và chúng ta – những tu sĩ Thương Khó trẻ
nằm trong số những người được mời gọi lên đường. Đặc biệt chúng ta là những người
được Chúa Giêsu sai đi với tư cách như những người trẻ tuổi tràn đầy nhiệt huyết.
Tất cả chúng ta đều được sai đi và là những nhà truyền giáo. Chúng ta được sai đi
loan báo và làm chứng cho Tin Mừng, nhưng trong tư cách là con cái của cha thánh
Phaolô Thánh Giá. Chúng ta mang trên mình sứ vụ là “tưởng nhớ cuộc Thương Khó” của
Chúa Giêsu Kitô và để cho thấy Thánh giá là quyền năng và sự khôn ngoan của
Thiên Chúa, như cha thánh đã nhắc nhở mỗi người: “Cuộc Thương Khó của Chúa
Giêsu là công trình vĩ đại nhất và tuyệt vời nhất của tình yêu Thiên Chúa”. Cuộc
Thương Khó của Ngài chính là bằng chứng vĩ đại nhất, đáng tin cậy nhất, thuyết
phục nhất về tình yêu Thiên Chúa đã ban cho nhân loại này” (Ga 15:13). Đây là bằng
chứng mà Chúa Giêsu đã dành cho chúng ta. Thật tuyệt vời làm sao! Giờ đây,
chúng ta lên đường, rao giảng về tình yêu! Nhưng để tưởng nhớ cuộc Thương Khó
không gì khác hơn là làm chứng và loan báo cho thế giới về sức mạnh và sự khôn
ngoan của tình yêu Thiên Chúa. Tôi muốn nói thêm rằng để rao giảng và làm chứng
về tình yêu, một tình yêu đích thực, dù có vẻ bề ngoài, nhưng không bao giờ là
vô ích và lãng phí. Tình yêu này luôn luôn chiến thắng. Nó dẫn đến vinh quang,
bởi vì Chúa Giêsu đã cho chúng ta chia sẻ trong sự phục sinh của Ngài. Thực sự,
tình yêu sẽ có ích gì nếu tình yêu không có khả năng mang đến niềm vui và cuộc
sống mới?
Có
một câu chuyện mà tôi đã kể đi kể lại nhiều lần đến mức nhàm chán với các anh
em trong cộng đoàn thánh Gioan và Phaolô, nhưng tôi cũng muốn kể lại cho các anh
em nghe. Cách đây vài năm, tôi đang ngồi tòa giải tội ở đền thờ Thánh Gabriel Đức
Mẹ Sầu Bi, nơi có một bức tranh lớn vẽ về Mầu Nhiệm Vượt Qua với hình ảnh Chúa
Giêsu chịu đóng đinh và sống lại. Một linh mục trẻ dẫn đến khoảng 30 đứa trẻ
đang chuẩn bị Rước Lễ Lần Đầu và hỏi tôi: “Tại sao cha không giới thiệu cho những
đứa trẻ này biết những tu sĩ Thương Khó là ai?" Tôi đã rất bối rối và
không biết nói gì. Cuối cùng, tôi bắt đầu giải thích những lời của thánh Phaolô
Thánh Giá mà tôi vừa trích dẫn: Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu là công trình vĩ
đại nhất và kỳ diệu nhất của tình yêu Thiên Chúa. Một bé trai khoảng 7-8 tuổi
giơ tay nói: “Con biết những tu sĩ Thương Khó Chúa Giêsu là ai rồi. Họ là những
“bậc thầy”, những “chuyên gia” của tình yêu”. Đối với tôi, dường như đó là định
nghĩa đẹp nhất và phù hợp nhất về những tu sĩ Thương Khó. Bậc thầy của tình
yêu, những người thầy của tình yêu thực sự là gì? Đó chính là những người khởi
đi một cách cụ thể từ bằng chứng tình yêu tuyệt vời bởi cuộc Khổ Nạn của Chúa
Giêsu và cái chết của Người trên Thập giá. Đó là tình yêu mà nhân loại khao
khát và là một tình yêu quyết định chất lượng cuộc sống trên trần gian và quyết
định số phận của chúng ta trên thiên đàng.
Thánh
Gioan đã cho chúng ta một định nghĩa chân thật và đẹp đẽ nhất về Thiên Chúa:
Thiên Chúa là tình yêu. Kinh Thánh cũng cho biết thêm Thiên Chúa đã dựng nên
con người theo hình ảnh và giống như Ngài. Do đó, Ngài đã truyền lại một thứ gì
đó của Ngài cho chúng ta. Giống như cha mẹ truyền gen, DNA của họ cho con cái mình.
Nên chúng ta có thể nói, bằng cách tương tự, Thiên Chúa cũng đã truyền cho
chúng ta DNA của Ngài, đó là tình yêu. Nhưng phải chăng điều này chỉ nhằm diễn
tả một hình ảnh đẹp? Không. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta liên tưởng đến câu
hỏi. Khi nào chúng ta hạnh phúc? Chính là khi chúng ta yêu và được yêu.
Thánh
Phaolô Thánh Giá đã nói: Cuộc Thương Khó của Chúa Kitô là phương dược hữu hiệu
nhất để chữa trị những sự dữ của nhân loại. Đúng vậy, bởi sự dữ của thế giới phụ
thuộc vào sự thiếu hiểu biết, thiếu tôn trọng, thiếu đoàn kết và thiếu tình yêu
thương. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc sự ích kỷ của chính mỗi người chúng ta. Do
đó, những bất công, sự bóc lột người nghèo, sự mất cân bằng của thương mại thế
giới, cuộc chạy đua giành giật nguyên liệu vì lợi ích của các công ty đa quốc
gia mà không mang lại lợi ích gì cho người dân địa phương, v.v ... Hay chiến
tranh – một hành động hoàn toàn đi ngược lại với tình yêu, chỉ nhằm loại bỏ kẻ
yếu. Và ngày nay, có khoảng ba mươi cuộc chiến đang diễn ra trên thế giới xung
quanh chúng ta. Ukraine và Nga là một minh chứng rõ ràng nhất. Chúng ta đừng
quên điều đó.
Số
3 trong Hiến Pháp của Hội Dòng chúng ta nói rằng: “Bằng quyền năng của Thập
giá, sự khôn ngoan của Thiên Chúa, chúng ta nỗ lực nhận ra và loại bỏ nguyên
nhân của những sự dữ đang gây ra cho nhân loại”. Chúng ta không phải là một tổ
chức phi chính phủ, nhưng bằng quyền năng của Thập giá, chúng tôi nhận ra, ý thức
để giúp những người khác cùng nhau nỗ lực xóa bỏ nguyên nhân của sự dữ đang làm
khổ nhân loại. Rõ ràng, chúng ta có nhiều việc phải làm và linh đạo của chúng
ta không phải là “nhất thời”, nhưng nó gắn liền với thời đại. Linh đạo này vẫn
giữ được tất cả giá trị của nó chừng nào loài người còn sống trên trái đất.
Chúng
ta có một đặc sủng đặc biệt và giá trị là thế, nhưng Hội Dòng của chúng ta đang
gặp khủng hoảng. Thật sự, khủng hoảng này không diễn ra ở khắp mọi nơi, chủ yếu
xẩy ra ở các cộng đoàn Châu Âu, Bắc Mỹ, Úc. Chuyện gì thế? Tôi nghĩ vấn đề phụ
thuộc một phần vào chúng ta, vào cách chúng ta cử xử, cách chúng ta sống những
cam kết trong đời sống ơn gọi của mình. Nhưng có lẽ, trên hết, chúng ta thấy
mình đang ở trong một thời kỳ thay đổi, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: cuộc
cách mạng kỹ thuật số, toàn cầu hóa, thay đổi khí hậu, đại dịch, chiến tranh, cuộc
khủng hoảng năng lượng, những cuộc di cư lớn đang cách mạng hóa cuộc sống của
chúng ta. Cách sống đức tin cũng đang thay đổi. Mọi người quay lưng với nhà thờ.
Họ thấy họ lạnh nhạt, chán nản. Nhất là giới trẻ. Họ thờ ơ với tôn giáo. Thậm
chí, trong một số trường hợp, họ tạo ra một tôn giáo của sự tiện lợi hoặc gia
nhập các giáo phái thỏa mãn thế giới cảm xúc.
Vâng,
đó là khủng hoảng: khủng hoảng của xã hội, của chính trị, của Giáo hội và của cả
Hội Dòng chúng ta. Nhưng chúng ta không được sợ hãi khi nói về khủng hoảng. Bởi
vì khủng hoảng cho thấy rằng chúng ta cần phải thay đổi, rằng sẽ phải có một thế
giới cũ kết thúc và một thế giới mới tốt đẹp hơn sẽ ra đời.
Từ
cuộc khủng hoảng, một xã hội mới, Giáo hội mới, một Hội Dòng Thương Khó Chúa
Giêsu với tinh thần mới phải ra đời. Và ai có thể làm cho một Hội Dòng Thương
Khó Chúa Giêsu với tinh thần mới được sinh ra nếu không phải là chúng ta -những
tu sĩ trẻ của Hội Dòng? Tôi biết rằng các anh em sẽ không hài lòng và đồng ý hoàn
toàn với những gì các thế hệ đi trước để lại hay những gì mà anh em đang nhìn
thấy nơi Hội Dòng. Anh em muốn một thế giới mới, một Giáo hội mới, một Hội Dòng
mới. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào chúng ta. Vâng, sẽ không dễ dàng chút
nào, nhưng nếu không dấn thân, chúng ta phải hối hận và chỉ biết đổ lỗi cho lịch
sử, cho hoàn cảnh.
Vâng,
thay đổi và hướng tới sự mới mẻ không phải là dễ dàng. Rõ rằng thế giới cũ đang
tàn lụi, nhưng thế giới mới lại không thực sự hiện rõ nơi phía chân trời. Anh
em thấy mình khá giống Đấng Tổ Phụ của chúng ta. Điều mà ngài gọi là sự hoán cải.
Một mặt, ngài cảm nhận rõ ràng lời kêu gọi tập hợp những người cùng chí hướng
và thành lập một dòng tu nhưng mặt khác, ngài không biết phải hiện thực hóa nó
như thế nào. Trong suốt 10 năm, cha thánh đã đi khắp miền trung nước Ý để tìm
kiếm sự hỗ trợ, địa điểm và cách thức thành lập dòng mà không thành công. Nhưng
ngài không mất đi lòng can đảm. Ngài không từ bỏ ý định dù gặp nhiều thất bại.
Ngài vẫn tiếp tục tìm kiếm, tin tưởng vào Chúa và xin Chúa Thánh Thần soi sáng.
Đó là những gì anh em cũng phải làm. Anh em phải để ý, phải xem xét kỹ lưỡng những
dấu chỉ của thời đại và xin Chúa Thánh Thần mỗi ngày soi sáng. Dẫu lắm lúc, anh
em sẽ mắc sai lầm, lạc lối nhưng mong anh em đừng nản lòng mà vẫn năng cầu nguyện,
lắng nghe Lời Chúa và cầu xin Chúa để kết hợp với Ngài. Cái mới được sinh ra từ
việc lắng nghe Lời Chúa, trong tình thân mật với Chúa Giêsu Kitô và lắng nghe
các dấu chỉ của thời đại.
Chúng
ta đừng phụ lòng sự mong đợi của Đại Gia Đình Thương Khó Chúa Giêsu. Như Thiên
Chúa đã phán với ngôn sứ Giêrêmia: “Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ,
Ta đã biết ngươi; trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hóa ngươi, Ta đặt
ngươi làm ngôn sứ cho chư dân ... Đây Ta đặt lời Ta vào miệng ngươi.” Anh em phải
đốt cháy thế giới bằng tình yêu của Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Nhưng trước hết
ngọn lửa này phải bùng lên trong trái tim mỗi anh em như cách nó cháy sáng rực
trong trái tim của cha thánh Phaolô Thánh Giá.
Giáo
Hội và Hội Dòng đang mong đợi một mùa xuân mới của Dòng Thương Khó Chúa Giêsu và
các tu sĩ trẻ chúng ta sẽ là đội tiên phong, những người làm nên mùa xuân này.
Giống như cha thánh Phaolô Thánh Giá, tất cả anh em chúng ta là “lửa tình yêu”.
Cha Ciro Benedettini C.P.
(English)
Jesus called the disciples and began to send them out
two by two. He started 2000 years ago to send apostles into the world to
announce the Kingdom of God, and he still continues to send. We are among those
sent. Especially you are those to be sent by Jesus, as young people full of
strength and life. We are all sent, we are all missionaries. We are sent to
proclaim and bear witness to the whole Gospel, but as children of St Paul of
the Cross, we are "specialized" in making "memory of the
Passion" of Jesus Christ since the Cross is the power and wisdom of God,
as St Paul reminded us and also since our Founder, the other Paul, interpreted
the Passion of Jesus as " the greatest and most stupendous work of divine
love". That is. The passion of Jesus is the greatest, most credible, most
convincing proof of divine love that can be given on this earth” (Jn 15:13).
This is the proof that Jesus gave us. How beautiful! Ultimately, we preach
love! To commemorate the passion is nothing other than to testify and announce
to the world the power and wisdom of God's love and, I would add, to announce
and testify that love, the true love, despite appearances, is never useless and
wasted, it is always victorious, it leads to glory, because Jesus makes us
shaders in his resurrection. What would be the point of loving if love were not
capable of producing joy and new life?
There is an episode in my life that I have recounted
many times, to the point of boring the brethren of Sts John and Paul, but which
I also want to recount to you. A few years ago, I was in the reconciliation
room, the confession room of our shrine of St Gabriel of Our Lady of Sorrows
where there is a large mosaic depicting the paschal mystery with Jesus
crucified and risen in synchrony. A young priest arrived with some thirty
children from First Communion and asked me: "Why don’t you explain to
these children who the Passionists are?" I was confused, I couldn't find
the words. In the end, I began to explain the words of St Paul of the Cross
that we have just quoted: the Passion is the greatest and most stupendous work
of divine love. A little boy about 7-8 years old raises his hand and asks to
speak. He says: “I have understood who the Passionists are: They are the
masters of love”. It seemed to me the most beautiful and fitting definition of
the Passionists. Masters of love, teachers of what love really is, starting
concretely from the proof of love par excellence which is the passion of Jesus
and his death on the Cross. Because it is love that we all, we first of all,
need. Because it is love that decides the quality of life on earth and decides
our fate in heaven.
The evangelist John gave us the most beautiful and
truthful definition of God: God is love. Sacred Scripture adds that God created
man in his own image and likeness, and thus passed on something of his to us.
Just as parents transmit their genes, their DNA, to their children, so, we
could say, by analogy, that God has also transmitted to us his DNA, which is
love. Is that just a nice image? No. The counter-evidence answers the question:
When are we happy? We are only happy when we love and are loved.
St Paul of the Cross said: The Passion of Christ is
the most effective remedy for all the evils of humanity. Yes, because the evils
of the world depend on a lack of understanding, respect, solidarity and
therefore love, or even on a misconception of love. They depend on the
prevalence of selfishness, of overpowering the absence of solidarity. Hence the
injustices, the exploitation of the poor, the imbalance of world trade, the
race to seize raw materials for the benefit of multinationals without any
benefit to local populations, etc. The most radical negation of love is war
because its purpose is to physically eliminate those who do not bend to the
will of the powerful. There are about thirty wars going on. There is one a few
thousand kilometers from here, in Ukraine. Perhaps a missile is falling on a
house as we speak, causing death and destruction. Let us not forget that.
No. 3 of our Constructions states that "By the
power of the Cross, the wisdom of God, we earnestly strive to enlighten and
remove the causes of the evils that afflict humankind". We are not an NGO,
but by the power of the Cross we enlighten minds so that Christians will strive
to remove the causes of the evils that afflict humanity. We have much to do.
Ours is not a 'temporary' charism, tied to an era. It is a charism that retains
all its value as long as humankind lives on earth.
We have a beautiful and imperishable charism, yet our
Congregation is in crisis. It is not in crisis everywhere, it is true, but the
numbers of religious are in free fall in Europe, North America, Australia. What
is wrong? I think the problem depends partly on us, on how we behave, on how we
make ourselves credible, but it depends perhaps above all on the fact that we
find ourselves in a change of epoch, as the Pope says: the digital revolution,
globalization, climatic conditions, the pandemic, the war also in Europe, the
energy crisis, the great migrations are revolutionizing our lives. The way of
living the faith is also changing, people are turning away from
institutionalized churches, they find them cold. swamped and, in the best of
cases, they create a religion of convenience or join sects that satisfy the
emotional world. Young people are indifferent to religion.
Yes, it is crisis: crisis of society, of politics. of
the church, of the congregation. We must not be afraid to utter the word
crisis. Because the crisis only affirms that there is a need for change, that a
world is ending because a new, better one must be born.
Albert Einstein, the greatest genius of the last
century said: Crisis is the greatest opportunity for growth and progress that
we have. " Crisis is the heat blessing that can happen to people and
nations, because crisis brings progress. Creativity is born from anguish, just
like the day is born form the dark night. It’s in crisis that inventiveness is
born, as well as discoveries made and big strategies. He who overcomes crisis,
overcomes himself, without getting overcome. He who blames his failure to a
crisis neglects his own talent and is more interested in problems than in
solutions. Incompetence is the true crisis. The greatest inconvenience of
people and nations is the laziness with which they attempt to find the
solutions to their problems. There’s no merit without crisis. It’s in the
crisis where we can show the very best in us. Without a crisis, any wind
becomes a tender touch. To speak about a crisis is to promote it. Not to speak
about it is to exalt conformism. Let us work hard instead. Let us stop, once
and for all, the menacing crisis that represents the tragedy of not being willing
to overcome it.
From this crisis the new society, the new Church, the
new Passionist congregation must be born. And who can do this if not the young
people? I know that you young people are not satisfied with the world we adults
have left you. You are also not satisfied with the Congregation we have left
you. You want a new world, a new Church, a new Congregation. It is up to you to
improve the world. It will not be easy, but if you do not commit yourselves,
you will have the remorse and blame of history for not having been able to take
advantage of a historic opportunity.
Yes, it is not easy. It is only clear that the old
world is waning, the new is not clearly visible on the horizon. You find
yourself a bit like our founder after what he calls his conversion at the age
of 20: on the one hand, he clearly feels the call to gather companions and
found a congregation but cannot find a way. For 10 years he travelled around
central Italy looking for support, places and ways without any success. He did
not lose courage, he did not give up the idea despite many defeats and
failures, he continued to search, trusting in God and asking the Holy Spirit
for light. That is what you too must do. You must be vigilant, scrutinize the
signs of the times, ask the Holy Spirit every day to enlighten you. You will
make mistakes; you must not be discouraged. Above all, do not make the mistake
some of us made in the post-conciliar revolution of 1968, who, under the
pretext that the old was old and outdated, neglected what matters most, prayer
and union with God, and got lost. The new is born from listening to the Word of
God, in intimacy with Jesus Christ and listening to the signs of the times.
Do not betray the expectation of the whole Passionist
family. To you too God says as to Jeremiah: “Before you went forth into the
light, I anointed you, I made you a prophet to the nations...I put my words on
your mouth. You must set the world on fire with the love of Jesus Crucified.
But first this fire must bum in your heart, as it burned so brightly in the
heart of Paul of the Cross that it scorched his shroud, his shirt and raised
his ribs.
The Church, the Congregation is expecting a new
Passionist springtime and you young people will be the vanguard, the propellers
of this springtime, if, like Paul of the Cross, you are "all fire of
love".
Comments
Post a Comment