Lăng mộ Đức Thượng Công Lê Văn Duyệt
Lăng mộ Đức Thượng Công Lê Văn Duyệt
Ngày
30/8/1832 tại làng Bình Hòa – Gia Định, mộ Tổng trấn Lê Văn Duyệt đã gối đầu
trên một vùng đất cao chạy thoai thoải từ hướng Bắc xuôi về phía Nam đến giáp cầu
Bông của quận Bình Thạnh hiện nay.
Thế nhưng, trải
qua hơn 184 năm (1832-2016), với những thăng trầm của lịch sử, nơi đó không chỉ
là chốn an nghỉ của cuối cùng của Đức Thượng Công, mà còn là nơi để lại những
kiệt tác nghệ thuật ẩn mình trong văn hóa Việt sau những đường nét chạm trổ hoa
văn và những vật được trang trí xung quanh mộ Đức Thượng Công mà người xưa đã
muốn mượn những hình ảnh đó để tỏ lòng tôn kính ngài. Điều đó đã thu hút nhiều
quan tâm và sự tò mò của thế hệ con cháu muốn tìm tòi và khám phá những thông
điệp ẩn sau đó.
Khu mộ Đức
Thượng Công gồm hai phần chính là phần nhà bia và khu mộ của Đức Thượng Công
cùng với phu nhân. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết những nét nghệ
thuật trong khu mộ Đức Thượng Công, đồng thời cùng giải đáp những ý nghĩa về
phong thủy cũng như thông điệp của người xưa muốn gởi gắm qua cách xây dựng,
bài trí và các biểu tượng trong lăng.
1.1.1Bi
đình ( nhà bia)
Trước đây khi chưa trùng tu lại mộ của Đức Thượng Công thì
cánh cửa được làm với theo mẫu chữ Lộc, nhưng sau khi trùng tu, do người làm
không hiểu ý đồ nên họ đã bỏ đi chữ Lộc trên cánh cửa sắt trước phần mộ.
Toàn
thể khu mộ đều
được xây bằng một loại vữa hợp chất, còn được gọi là ô dước.Chất này gồm ba thành phần
chính: cát, vôi, chất kết dính. Trong đó, cát là loại cát sông mịn; vôi là vôi
sống, vôi tôi, vỏ nghêu sò, san hô nghiền vụn; chất kết dính là nhựa cây ô dước,
mật mía, mật ong, nhựa dây tơ hồng hoặc bời lời. Ngoài ra, còn có chất phụ gia
như: than hoạt tính, đá ong nghiền vụn, giấy dó.
Nhà
bia
Mãi tới năm Tự Đức thứ 2, vua mới sai quan địa phương bỏ trụ
đá hài tội và cho hậu duệ Ngài được sửa sang mộ phần. Không có ai biết hậu duệ
Đức Thượng Công có dựng lại bia mộ dịp tu sửa này hay không. Năm Tự Đức thứ 21
(1868), vua truy phục chức tước cho Ngài và chắc là mộ phần lại được tu sửa và
có thể đã dựng bia dịp này vì Ngài đã được phục chức tước.
Nhà
để bia nằm phía Nam mộ phần.Mỗi bề 3m80. Trên nóc có trang trí:
·
Hình
tượng bình hồ lô
Hồ lô trong phong
thủy có tác dụng hút “sát khí” bởi
quả hồ lô sẽ có quỹ đạo hút khí theo hình chữ S, quả hồ lô sẽ hút và phá hủy
“tà khí”. Vì thế cũng giống hai con lân ở trước cổng, bình hồ lô có tác dụng bảo
vệ mộ Đức Thượng Công bởi những tà khí xung quanh.Ngoài ra, hình dáng đặc biệt
của Hồ lô tượng trưng sự hợp nhất của Trời và Đất: nửa trên là Trời, nửa dưới
là Đất.
·
Hình
tượng đồ án “lưỡng long triều nguyệt”
Hình tượng “lưỡng long chầu nguyệt” thường được dùng để trang
trí trên các cung điện, đền đài, miếu mạo và rồng là loài đứng đầu tứ linh đại
biểu cho sự linh thiêng, quyền uy và sức mạnh.Lưỡng long chầu nguyệt không
chỉ biểu tượng cho sức mạnh thần thánh mà còn ẩn trong đó những giá trị nhân
văn, phản chiếu trí tuệ, ước vọng của con người.
·
Mái
lợp ngói âm dương. Chung quanh trang trí bằng cách đắp nổi hình hoa lá.
·
Phía trước có nghi dòng chữ
Nghĩa
là: Bia kí ghi nhận công lao của Đức Thượng Công
·
Bên
trái và bên phải nhà bia có biểu tượng con dơi ngậm tiền. Hình tượng con dơi ngậm tiền là biểu tượng sự may mắn, an
lành. Con dơi có âm Hán – Việt là biên bức trong đó âm bức 蝠là phú trùng âm với
phúc 福 - phú
= "tốt lành". Vì thế người ta đã lấy
con vật này để chỉ niềm hạnh phúc sung sướng, cầu mong hạnh phúc đến với mọi
người.
·
Hai cây đèn đá theo kiểu Nhật Bản.
Đèn đá mới được đặt vào khu mộ sau này để lấp khoảng trống xung quanh bia mộ và
tôn thêm vẻ trang nghiêm, trầm mặc cho khu mộ, nhất là khi chiếu sáng vào ban
đêm.
Bia
làm bằng đá xanh đen, hình chữ nhật, đỉnh tròn bán nguyệt, ngang 0m70, cao
1m60. Đế bia có 4 chân, cao 0m40, ngang 0m88. Bia bằng đá xanh
đen, một loại đá ít thấy ở trong vùng Nam Bộ, đá này có chủ yếu ở Ninh Bình hay
Thanh Hóa. Vì đá xanh đen có độ bền và không quá cứng nên rất dễ dàng để các thợ
thủ công có thể chạm khắc những hoa văn tinh tế.
Mặt
sau cũng có hình hổ phù ở trên cùng và chân bia. Ở giữ thì có chạm khắc hình một
con lân và chung quanh có mây.
Nội dung Văn bia
Đây là loại văn bia thuộc loại bia mộ bi – bia đặt trước
mộ chứ không chôn theo dưới mộ. Văn bia bằng tiếng Hán này được viết theo lối
văn xuôi, mà không có đoạn văn vần nào cả.
Văn
bia gồm 5 phần:
·
Tên bia: Lê Công Miếu Bi
·
Phần nhập đề: nêu lên nguyên cớ
·
Phần ghi công đức của Tổng trấn
·
Phần niên hiệu, ngày tháng dựng bia,
·
Phần lạc khoản ghi tên họ chức tước của
người soạn văn bia, người khắc chữ.
Bài Lê Công Miếu Bi đã có nhiều người
dịch bài này. Trong số đó, theo ông Lý Việt Dũng, phổ biến nhất là bản dịch của
ông Đỗ Nhật Tân, người Sơn Tây, được ông
Huỳnh Minh in lại trong quyển “Gia Định Xưa và Nay” xuất bản năm 1973, và bản dịch
của ông Trần Vinh trong luận văn cao học tại Đại học Sài Gòn năm 1974, hiện
đang được sử dụng trong các cán bộ phụ trách phần trông coi di tích tại Lăng
Ông và hội “Thượng Công Quý Tế”. Bản dịch tại bi đình hiện nay do hội Thượng
Công Quý Tế tổng hợp. Cả bản phiên âm và dịch nghĩa đều là hai bảng được treo
chính thức trong bi đình cùng với bia đá nguyên gốc hán văn.
Tường vây quanh mộ
Tường vây quanh mộ phần Đức Thượng Công thuộc loại tường
đơn. Tường dài 14m50, rộng 12m, cao 1m50, dầy 0m80, màu xám đen ‘rêu phong’..
Bức tường vây phía ngoài (sơn màu vàng) và phần mộ Đức Thượng Công mà chúng ta
thấy ngày nay không có liên hệ chính thức với mộ phần vì 2 lí do:
Thứ nhất bức tường bên ngoài đó chỉ được phép xây vào năm 1937, đang khi bức tường vây quanh mộ đã được xây đồng thời với ngôi mộ từ năm 1849 là năm vua Tự Đức cho phép hậu duệ Đức Thượng Công được tu tạo lai mộ phần của Ngài.
Thứ hai là khi Viện Khảo Cổ cho phép xây bức tường phía
ngoài với điều kiện là không được xây theo kiến trúc của bức tường chính thức
của ngôi mộ để có thể dễ phân biệt.Thêm vào đó, bức tường ngoài này lại hở ra 2
lối đi ăn thông vào sân trước của miếu thờ, chứ không khép kín thành hình vuông
như bức tường bên trong.
Mục đích của Hội Thượng Công Qúy Tế khi xin bức tường này là
chỉ muốn làm một hàng rào để giữ sự biệt lập và làm tăng phần uy nghiêm cho
ngôi mộ. Chính vì những lẽ trên mà ta thấy bức tường ngoài cùng này đuợc xây
theo lối mới: trang trí bằng những trụ hình con triện (balustrades) Tây phương,
cách quãng trổ lên những trụ đèn hình đèn lồng với những con nghê bằng sành màu
xanh ớ các góc
Nữ Tường
Phía trong có đặt hai búp sen trên Nữ tường trước cổng vào mộ. Sen là loại hoa gắn với Phật giáo, có biểu tượng của sự thuần khiết của tâm hồn. Thế nhưng khi nó được trang trí ở đây thì lại mang ý nghĩa rằng: Đức Thượng Công sinh ra trong một gia đình nghèo (sen mọc lên từ bùn nhơ), nhưng cũng từ đó đã tạo nên một con người tài năng, tài giỏi (vẻ đẹp của sen). Dù những năm tháng sống trong triều chính với nhiều cạm bẫy, nhưng ngài vẫn giữ được sự thanh liêm, thanh cao, trung trực và được mọi người yêu mến
Hai bình phong
Mộ Đức Thượng Công có 2 bình phong: bình phong tiền và bình
phong hậu. Theo luật phong thủy thì bức bình phong dùng để bảo vệ lăng khỏi
những điều xấu, như gió độc hay cản trở tầm nhìn để đảm bạo sự riêng tư, kín
đáo.
Bình phong tiền: Nằm chắn phía ngoài
cửa mộ sát bên bái đình, ngang 4m20. Theo ông Trần Văn Sung, Trưởng ban Quý tế
Lăng Ông, thì ở mặt trước bình phong tiền chạm hình một con đại bàng
đậu trên cành cây trong tư thế đang nghênh chiến khiến con khỉ dưới đất sợ hãi,
co rúm - là nói về cái uy của Tổng trấn Lê Văn Duyệt với quân Xiêm.
Ở mặt sau
bình phong chạm hình 2 con hổ: hổ phụ và hổ tử. Hổ cha nhảy lên,
chân trước chạm vào vách núi nhưng mặt vẫn ngoái lại nhìn hổ con - là nói về
tích Tổng trấn Lê Văn Duyệt sắp qua đời vẫn hướng
về người con là Lê Văn Khôi.
Mộ Đức Thượng Công Lê Văn Duyệt
Hai
ngôi mộ đặt song song và được cấu tạo giống nhau, có hình dạng như nửa quả trứng ngỗng xẻ theo chiều dọc, úp
trên bệ lớn hình chữ nhật.Đầu phía Bắc cao hơn đầu phía Nam, nhờ
vậy, ta biết đầu quay hướng Bắc, chân ở hướng Nam.
Mộ hai cô hầu
Một mộ ở đường Trịnh Hoài Đức, mộ kia ở đường Đinh Tiên Hoàng (trong khuôn viên Trường Cán bộ TP.HCM. Do ngày xưa do việc mở đường, nên con đường Đinh Tiên Hoàng và Trịnh Hoài Đức đã cắt đi một phần đất của phần mộ Đức Thượng Công vì thế ngày nay hai phần mộ đó mới nằm biệt lập với mộ của Đức Thượng Công.Mặc dù có khuyết tật về sinh lý (ái nam ái nữ), nhưng Tổng trấn vẫn cưới vợ rồi chọn thêm hai cô hầu nữa. Theo Sơn Nam - một nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam nổi tiếng, thì đó là hành động tượng trưng, để chứng tỏ là nam giới. Hơn thế nữa mộ của hai cô hầu rất giống với hình dáng xe thổ mộ.Xe thổ mộ là loại phương tiện đi lại phổ biến ở vùng Sài Gòn - Gia Định của Việt Nam vào những năm 50 của thế kì 19. Chiếc xe thổ mộ đã để lại nhiều kỷ niệm đối với người dân Nam Bộ là cũng là một nét văn hóa đặc trưng của vùng đất này.
Một mộ ở đường Trịnh Hoài Đức, mộ kia ở đường Đinh Tiên Hoàng (trong khuôn viên Trường Cán bộ TP.HCM. Do ngày xưa do việc mở đường, nên con đường Đinh Tiên Hoàng và Trịnh Hoài Đức đã cắt đi một phần đất của phần mộ Đức Thượng Công vì thế ngày nay hai phần mộ đó mới nằm biệt lập với mộ của Đức Thượng Công.Mặc dù có khuyết tật về sinh lý (ái nam ái nữ), nhưng Tổng trấn vẫn cưới vợ rồi chọn thêm hai cô hầu nữa. Theo Sơn Nam - một nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam nổi tiếng, thì đó là hành động tượng trưng, để chứng tỏ là nam giới. Hơn thế nữa mộ của hai cô hầu rất giống với hình dáng xe thổ mộ.Xe thổ mộ là loại phương tiện đi lại phổ biến ở vùng Sài Gòn - Gia Định của Việt Nam vào những năm 50 của thế kì 19. Chiếc xe thổ mộ đã để lại nhiều kỷ niệm đối với người dân Nam Bộ là cũng là một nét văn hóa đặc trưng của vùng đất này.
Comments
Post a Comment