Triết Học Chính Trị

Triết Học Chính Trị

Năm trước, tôi bước vào năm Dự bị với rất nhiều bỡ ngỡ - học Triết - tưởng chừng nghe thật xa xôi và cao với, ấy thế mọi thứ thật gần gũi. Tôi có cảm giác hòa mình với suy nghĩ của cuộc sống, của những thứ sâu xa. Phải, tôi chưa thực sự đi sâu, chứa thực sự có cái nhìn cụ thể nhất mà chỉ “cưỡi ngựa xem hoa”, nhưng nó phần nào giúp tôi hình dung Triết là môn học như thế nào, học cái gì và nghiên cứu cái gì.

Với tôi triết là cuộc sống, môn học cho tôi biết suy nghĩ kỉ càng hơn, khiêm nhường hơn, hấu hiểu sự vật, hiện tượng và những thay đổi rong cuộc sống một cách khách quan hơn. Tôi biết cái gì cũng phải có một nguyên do của sự khởi đầu, chứ không thể tự dưng mà có. Tôi biết chính những thứ ta biết rất rõ, rất quen thuộc lại trở nên quá mù mờ và khó hiểu khi ai đó đề cập và hởi chúng ta một cách thẳng thắn. Rồi một năm trôi qua, tôi biết chút ít về Triết học. Năm nay tôi bước vào năm học Triết thực sự: Triết I.

Môn đầu tiên tôi học là Triết học Chính trị. Nghe tưởng chừng như đao to búa lớn, nhưng ai ngờ tôi chỉ được học trong 8 buổi với một cha giáo người Philippin cuả Dòng Tên: Luis David. Cha “chia sẻ” cho chúng tôi về tư tưởng của ba nhà chính trị lớn là Machiavelli, Thomas Hobbes, Rousseau. Thật sự khi còn học Dự bị, tôi có biết chút ít về tư tưởng chính trị của Platon và Aristotle.

Thật sự tôi rất thích quan điểm của Platon vì rằng ông chia xã hội thành 3 nhóm:
Nhóm thứ 1 là nhóm lãnh đạo. Họ là những người tri thức, được đào tạo và có tài lãnh đạo đất nước và họ chính là những nhà triết gia thời kì đó. Những người lãnh đạo này có trách nhiệm lãnh đạo đất nước, xây dựng hiến pháp, luật và làm cho đất nước phát triển nhất.
Nhóm thứ 2 là nhóm bảo vệ đất nước. Họ chính là binh lính. Họ có trách nhiệm bảo vệ đất nước khí đất nước có chiến tranh, có tnhiệm vụ đi mở bờ cỏi đất nước - “xâm lược” và nhất là giữ gìn an ninh nhất cho đất nước.
Nhóm thứ 3 là nhóm lao động. Họ chính là nhân dân. Họ có trách nhiệm không chỉ lao động để tạo ra lương thới thực nuôi sống cho gia đình họ, nhưng còn để nuôi sống quan đội và gây dựng nhà nước.
Thế nhưng nhưng yếu tố đó vẫn chưa đủ vì ông nói để một nhà nước phát triển thịnh vượng và ổn định thì cần đến sự hợp tác và có một mối quan hệ tốt đẹp giữa ba nhóm người này. Yếu tố đoàn kết mới thực sự quan trọng trong một nhà nước.

Chúng ta trở lại với Machiavelli, ông là một nhà chính trị gia của Ý. Ông tham gia hoạt động ngoại giao rất có tiếng ở Ý trong thế kỉ XV- XVI. Với nhiều người, họ xem ông là một nhà chính trị gia tàn ác, khôn ranh, và quỷ quyệt. Chúng ta cũng không thể không nghi như vậy nếu chúng ta từng đọc cuốn “The Prince” - Quân Vương. Ông viết cuốn sách này sau khi ông bị phế truất. Đọc “Quân Vương”, chúng ta thấy được ông đã xây dựng một vị Quân Vương đầy mưu lược và những thủ đoạn khi lãnh đạo đất nước. Vị Quân Vương phải là một người đạo đức giả, phải giả vờ, phải biết cách lấy lòng dân, nói một đàng làm một nẻo, phải là một “con cáo” tinh rãnh và một “con hổ” hùng dũng. Hơn thế nữa vị Quân Vương còn cần thiết để đội hình hài của một con dã thú, lấy quân đội làm trọng. Ông nổi tiếng với câu nói: “if you do not want to be killed, you have to kill” - Nếu bạn không muốn bị giết bạn hãy giết họ trước. Qua đó chúng ta nghĩ những quan điểm tư tưởng của ông rất tàn ác? Không, chúng ta cần xem xét kỉ càng hơn vì ông đang đề cập đến chính trị. Một người có rất nhiều thâm niêm trong hoạt động chính trị, ông đã tiếp xúc với bao nhiêu vấn đề, với bao nhiêu con người. Vì thế ông biết để tồn tại trong một thế giới: tiền, danh vọng và quyền lực là tất cả, thì con người cũng phải thay đổi để phù hợp. Ai có thể hiểu thấu được chính trị, nếu họ thật sự không phải là người trong cuộc. Chắc chắn, ông chỉ muốn gởi đến người đọc qua “Quân Vương” một cách nhìn rõ về bản chất của một người lãnh đạo đề làm sao tồn tại trong chính trị và làm được chính trị.

Hay tới Thomas Hobbes - một nhà triết gia, một chính gia người Anh. Thông qua “Social Contract” - Khế Ước Xã Hội, ông cho rằng : Ta có một nhà nước tự nhiên trước khi chính quyền được hình thành. Trong nhà nước này, Hobbes cho rằng con người sẽ không bị ràng buộc bởi luật lệ, và bởi đơn giản là vì họ có tư lợi, xung đột là điều không thể tránh khỏi. Cho nên, tất yếu xảy ra "chiến tranh tất cả chống lại tất cả..." và tất yếu dẫn đến "...cuộc sống của mỗi người trong nhà nước tự nhiên sẽ cô đơn, dơ dáy, nghèo nàn, vũ phu và thiếu thốn". Để loại bỏ một cuộc chiến tranh như vậy và bảo toàn lợi ích của tất cả, Hobbes cho rằng, con người phải thỏa hiệp nhau để xây dựng một chính quyền có quốc vương nắm quyền lực tuyệt đối bởi chỉ có quyền lực tuyệt đối mới giải quyết được mọi xung đột. Và cái thảo hiệp đó chính là khế ước xã hội.Con người qua khế ước xã hội từ bỏ những quyền tự do tự nhiên của mình để được hưởng sự an toàn và trật tự của xã hội văn minh.

Hay đi xa hơn, nếu chúng ta đã từng đọc cuốn sách “Utopia” của Thomas More. Ngài Thomas more đã mường tượng Utopia - một quốc gia nơi thi hành những chính sách chính trị, tôn giáo, văn hóa vô cùng cởi mở. Đó là nơi mọi của cải thuộc về sở hữu cộng đồng, nơi mọi người chỉ phải làm việc 6 tiếng mỗi ngài mà của cải vẫn luôn dồi dào, thừa mứa, nơi tri thứ được quan tâm một cách đúng mức. Nơi đó danh vọng, tiền bạc trở nên quá tầm thường và vô dụng. Họ rất ít xài tiền vì họ không cần. Tiền không phải là tất cả của họ, hạnh phúc, bình an mới là những thứ họ vươn tới. Vàng chỉ dùng làm xích để xích nô lệ và xích chó, chứ không bao giờ để tráng trí, thậm chí vàng còn để làm bô đi ỉa cho trẻ em. Nơi đó bệnh viện được xem là nơi mọi người muốn tới nhất. Một khi tời bệnh viện thì họ không muốn về nhà vì sự chăm sóc của các nhân viên quá tuyệt vời. Nơi đó không có bạo lực, rượu chè, đàn điếm, cờ bạc mà thay vào đó là những thú vui lành mạnh, mọi người quay quần bên nhau nói chuyện và ăn uống cùng với nhau. Nơi đó tôn giáo vô cùng cởi mở, không ai bắt bạn phải theo một tín ngưỡng nào. Bạn thờ ai, thì họ tôn trọng, miễn không làm hại và ảnh hưởng đến xã hội. Nơi đó con người sống với nhau bằng tình cảm thật, không lừa dối, không ganh đua, không ích kỉ. Nhà nào cũng xây giống nhà nào, cứ 5 năm bốc thăm để đổi nhà một lần, nên không ai ham muốn vơ vét của cải, hay tích trữ những thứ vật chất không cần thiết trong nhà mình. Nơi đó vô cùng ít luật, giao ước hay minh. Họ không thích nệ tới luật, chỉ khi nào quá thể mới đưa ra xét xử. Nhà nước họ vô cùng tuyệt vời, một chế độ quan quyền không tham nhũng, luôn cố gắng mở rộng và phát triển đất nước.

Triết học Chính trị là vậy - là cuộc sống là những hoạt động diễn ra hằng ngày xung quanh ta. Nơi đó có sự tàn nhẫn, tàn ác, có mưu mẹo, có thủ đoạn, nhưng ai biết được chính trị cũng như cuộc sống vốn phúc tạp này. Ta đâu biết ngày mai xảy ra cái gì, sao ta làm vui lòng được hết mọi người...Nhiều lúc chúng ta nghĩ chính trị chỉ liên quan đến chính trị, chính quyền, các động ngoại giao, nhà nước, mà ta đâu biết chính trị là những nhu cầu của con người. Ta mong muốn một cuộc sống bình an, không chiến tranh, không đổ máu, người dân sống hòa bình với nhau, nhà nước minh bạch, ra sức làm việc để có một xã hội văn minh giàu mạnh, làm sao quyền lực của nhà nước được phát huy một cách đúng đắn nhất. Luật lệ được sử dụng phù hợp - luật là để phục vụ con người, chứ không phải con người là nô lệ của luật. Nói chung lại tôi nhận thấy rằng, vốn cuộc sống này đã phức tạp, thì chính trị cũng thế, quan trọng mình nhìn nó theo cách nào. Machiavelli đã nói rằng sự phức tạp trong chính trị hay cuộc sống sẽ làm cho chúng ta học được cách để vượt qua và trưởng thành hơn.



Comments

Popular Posts